Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Thủ tướng ban hành Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Ngày 21/10, Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Theo Quyết định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ Giao thông Vậntải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quản lýNhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạmvi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về giao thông vận tảiđường bộ theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ,bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; tổ chức quản lý, khai thác và bảo trìkết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý theotiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, hướng dẫn công tác quản lý, khai thác và bảo trì đường địa phương;tổng hợp tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong phạm vi cả nước;xây dựng mức phí, lệ phí đường bộ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổchức hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đườngbộ (trừ phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộphục vụ mục đích quốc phòng, an ninh), Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụxây dựng trình Bộ trưởng quy định việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi và thu hồigiấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộcho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông và hướng dẫn tổ chứcthực hiện.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xecơ giới đường bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiểnxe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng.

Về an toàn giao thông đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có nhiệm vụ xây dựngtrình Bộ trưởng đề án, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ;hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thôngđường bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức tuyên truyền an toàn giao thông vàcác giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức thực hiện công tácphòng, chống bão, lũ và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ theophân công của Bộ trưởng...

Cũng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có 21đơn vị gồm: Vụ Kế hoạch-Đầu tư; Vụ Tài chính; Vụ An toàn giao thông; Vụ Quản lý,bảo trì đường bộ; Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế; Vụ Vậntải; Vụ Quản lý phương tiện và người lái; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế - Thanhtra; Văn phòng; Cục Quản lý xây dựng đường bộ; Cục Quản lý đường bộ cao tốc; CụcQuản lý đường bộ I; Cục Quản lý đường bộ II; Cục Quản lý đường bộ III; Cục Quảnlý đường bộ IV; Trường Trung cấp giao thông vận tải miền Bắc; Trường Trung cấpgiao thông vận tải miền Nam; Trường Trung cấp nghề cơ giới đường bộ; Tạp chíĐường bộ Việt Nam; Trung tâm Kỹ thuật đường bộ.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2013 và thay thế Quyết địnhsố 107/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc BộGiao thông Vận tải./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nút thắt chưa được tháo gỡ

Nút thắt chưa được tháo gỡ

Trong khi nhiều địa phương siết chặt trọng tải xe “hai khúc” qua cửa khẩu thì ở Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), hàng loạt xe có trọng tải 50 tấn, thậm chí trên 60 tấn vẫn ngang nhiên lăn bánh.

Thiếu công bằng trong cạnh tranh

Thiếu công bằng trong cạnh tranh

Không thể cạnh tranh với doanh nghiệp vận tải Lào, nhiều doanh nghiệp vận tải Việt Nam buộc tìm mọi cách hợp tác, lấy pháp nhân Lào để mua xe.