Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, nhất là liên quan tới công tác phòng, chống dịch, giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, từ nay đến hết năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường quảng bá thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lưu ý thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài cần hướng tới việc chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường là tiêu chí chủ yếu để đánh giá.
Để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, ngành tài chính cần đổi mới về tư duy phát triển, hoạch định chính sách, chủ động hơn về vai trò chính chính sách tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất.
Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt trên 447 triệu USD, tăng 3,36% so cùng kỳ năm 2019.
Trong 6 tháng cuối năm sẽ tiếp tục có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá như giá nhiên liệu có xu hướng tăng, giá dịch vụ hàng không, giá dịch vụ giáo dục, sách giáo khoa tăng, rủi ro thiên tai.
Thủ tướng ví cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam như cỗ xe tam mã gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và chỉ đạo phải tìm giải pháp tăng cả 3 "con ngựa kéo" để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất.
Đối với các nền kinh tế EU, để khắc phục khó khăn khi dịch bệnh đi qua cần nhiều giải pháp, trong đó có việc tìm kiếm thị trường mới, và EVFTA đang là một trong những giải pháp được tính đến.
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, thực tế thu ngân sách Nhà nước quý 1/2020 vẫn đạt tiến độ kế hoạch, ước đạt 391.000 tỷ đồng, bằng 25,9% dự toán, tăng 1,8% so cùng kỳ năm 2019.
Qua đợt dịch bệnh COVID-19, nền kinh tế Việt Nam bộc lộ rõ hơn những điểm mạnh và điểm yếu, đặc biệt là về cơ cấu kinh tế và khả năng chống chịu trước tác động lớn từ bên ngoài.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị trong 3 quý còn lại của năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh cần phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng trên 6%; trở lại vị thế cực tăng trưởng đầu tàu kinh tế của cả nước.
Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng thóc năm nay là 43,5 triệu tấn, tăng khoảng 80.000 tấn so với năm 2019, đảm bảo đủ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 6,5-7 triệu tấn gạo.
IMF cho rằng tác động của dịch bệnh tới niềm tin của thị trường và các biện pháp nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan đang tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm.
Ủy ban châu Âu (EC) vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của khu vực Eurozone ở mức 1,2% trong năm 2020 và cho rằng sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 (nCoV) vẫn chưa thể tấn công nền kinh tế khu vực này.
Theo nhà kinh tế Tauhid Ahmad thuộc Indef, thâm hụt ngân sách năm 2020 có thể lên tới 486.000 tỷ rupiah (khoảng 35,5 tỷ USD), so với mục tiêu của chính phủ là 307.200 tỷ rupiah tương đương 1,76% GDP.
Ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs dự báo dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona sẽ chỉ khiến GDP trung bình toàn cầu năm 2020 giảm khoảng 0,1-0,2%.
Vinalines xác định tập trung nguồn lực vào 3 hoạt động mấu chốt có tính quyết định chiến lược đối với sự phát triển của Công ty gồm cảng biển, vận tải biển và hoạt động dịch vụ hàng hải.
Năm nay, Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách ngoại giao kinh tế của mình trong khu vực như một phần của BRI phiên bản 2.0 và giảm sự phụ thuộc vào các thành phần công nghệ cao từ nước ngoài.
Một số các doanh nghiệp như May 10 đã bắt đầu mang thương hiệu sơmi ra nước ngoài, bán trên các trang như Amazon, hay phân phối trong các hệ thống siêu thị lớn của Mỹ, Canada, EU.