Bangladesh và Myanmar đang tìm cách đưa khoảng 1.100 người tị nạn đang "mắc kẹt" trong các lán trại xiêu vẹo ở Đông Nam Bangladesh trở lại bang Rakhine trong những tuần tới.
Indonesia - nước đang giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội ASEAN - kêu gọi chấm dứt ngay mọi hành động bạo lực tại Myanmar, hướng đến một cuộc đối thoại toàn dân tộc nhằm tìm giải pháp hòa bình bền vững.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hấn mạnh Indonesia đã nỗ lực củng cố lập trường thống nhất của ASEAN thúc đẩy thực thi Đồng thuận 5 điểm về Myanmar.
Kênh truyền hình nhà nước Myawaddy TV cho biết 63 đảng đã đăng ký tham gia bầu cử cấp quốc gia hoặc địa phương trong khi 40 đảng khác tự động giải thể vì không đăng ký thành lập lại đúng thời hạn.
Việt Nam nhấn mạnh điều kiện tiên quyết là tất cả các bên liên quan tại Myanmar cần phải kiềm chế tối đa, chấm dứt bạo lực và khởi động tiến trình đối thoại nhằm đạt được giải pháp hòa bình.
Theo mệnh lệnh của Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar, thiết quân luật sẽ có hiệu lực tại 3 thị trấn gồm Shwebo, Wetlet và Ayadaw thuộc địa bàn phụ trách của Bộ Chỉ huy Tây Bắc.
Ngoại trưởng Indonesia cho biết với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Indonesia sẽ làm việc với các bên liên quan ở Myanmar, với mục tiêu là mở ra khả năng đối thoại quốc gia toàn diện ở quốc gia này.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam chia sẻ quan điểm người Myanmar giải quyết vấn đề Myanmar, triển khai hiệu quả Đồng thuận 5 điểm là cốt lõi, cũng là biện pháp để ASEAN hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn.
Thiết quân luật có hiệu lực tại 11 thị trấn vùng Sagaing, 7 thuộc bang Chin, 5 thuộc vùng Magway và Bago, 4 thuộc bang Kayah, 2 thuộc vùng Taninthayi và bang Kayin và 1 thuộc bang Mon.
Là người đứng đầu Văn phòng Đặc phái viên về Myanmar, Ngoại trưởng Indonesia Retno nhấn mạnh điều quan trọng là tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại quốc gia nhằm giải quyết tình hình tại Myanmar.
Tuyên bố gia hạn nêu rõ quân đội Myanmar đã 21 lần gia hạn thỏa thuận ngừng bắn với các EAO trong khoảng thời gian từ ngày 21/12/2018 đến ngày 31/12/2022.
Việt Nam luôn mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước, vì lợi ích của người dân Myanmar, tiếp tục đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và vững mạnh.
Malaysia cho rằng ASEAN cần có một khuôn khổ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar hướng tới hòa bình và hòa hợp cũng như thịnh vượng tại nước này.
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia đã điểm lại kết quả hơn một năm kể từ khi các nhà lãnh đạo ASEAN thảo luận và nhất trí về kế hoạch Đồng thuận 5 điểm để giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar.
Thống tướng Min Aung Hlaing cam kết sẽ thực thi trong năm nay một số điểm trong Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về tình hình Myanmar nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở nước này.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Myanmar cho biết quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp được đưa ra nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Theo ông Prak Sokhonn, ASEAN có thể đóng vai trò là cầu nối trung lập giữa các bên xung đột. Tất cả những điều này đòi hỏi thời gian, sự hiểu biết và trên hết là sự kiên nhẫn chiến lược.
Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar bày tỏ hy vọng sẽ có thể thực hiện chuyến thăm này vào tuần thứ 2 của tháng Chín tới, trước kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc dự kiến diễn ra từ 13-27/9 tới.