Tại Hội nghị COP21, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sẽ đưa ra "một dự luật về biến đổi khí hậu" nếu ông tái đắc cử sau cuộc tổng tuyển cử ngày 20/12 tới.
Thỏa thuận vừa đạt được tại COP21 là một bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên hợp quốc trong suốt hơn hai thập kỷ qua, nhằm thuyết phục các nước hợp tác để giảm lượng khí thải ô nhiễm.
Ngày 13/12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Việt Nam vui mừng và hoan nghênh việc Hội nghị lần 21 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu."
Trải qua 13 ngày đàm phán với nhiều thay đổi, từ bản dự thảo đầu tiên dày hơn 50 trang, đến khi được thông qua, Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu còn lại 31 trang.
Các nước phát triển cam kết chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thỏa thuận đã giữ được những mục tiêu chính đề ra về cam kết kiểm soát mức tăng nhiệt độ Trái Đất; quy định trách nhiệm cụ thể trong hành động và nghĩa vụ về tài chính giữa các nước và nhóm nước.
Các đại biểu từ 195 nước tham gia Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris đã thông qua thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius khẳng định toàn bộ các thỏa thuận tại Hội nghị COP21 nhằm mục đích hạn chế tình trạng ấm lên của Trái Đất là "bắt buộc về pháp lý."
Ba chủ đề gây bất đồng lớn tại COP21 là việc chia sẻ nỗ lực giảm khí thải giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đóng góp tài chính và mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm nhằm trao đổi quan điểm về Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Gần 1.000 thị trưởng và đại biểu nhiều quốc gia đã ra tuyên bố chung Paris, cam kết chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo; giảm 80% khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2050.
Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) sẽ đạt thỏa thuận cuối cùng vào ngày 12/12, chậm một ngày so với dự kiến.
Tại khuôn khổ Hội nghị COP21, Cơ quan Phát triển Pháp đã giới thiệu một số các hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt tại Việt Nam.
Một bản dự thảo áp chót cho thỏa thuận toàn cầu về khí hậu gồm 27 trang đã được Chủ tịch COP21 - Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius công bố vào rạng sáng 11/12.
So với bản ngày 5/12 dài 48 trang, bản dự thảo mới được rút xuống còn 29 trang cho thấy các bên đã đạt được một số thỏa hiệp nhưng vẫn chưa vượt qua được bất đồng trong nhiều vấn đề.
TheoThống đốc Jerry Brown, Mỹ đang có cuộc "nội chiến” giữa một bên là những kẻ thu lợi từ khai thác dầu mỏ với một bên là những người bảo vệ môi trường, muốn chuyển sang kinh tế xanh.
“Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định” của Việt Nam đã xác định rõ những nhiệm vụ cần triển khai về giảm phát thải khí nhà kính và hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030.
Chủ tịch Nhóm G77 (gồm 134 quốc gia đang phát triển và mới nổi) cùng với Trung Quốc kêu gọi các nước phát triển có sự hỗ trợ cần thiết cho các nước đang phát triển để giải quyết biến đổi khí hậu.