Trong phiên giao dịch ngày 24/6, bức tranh chứng khoán châu Á khá hỗn độn, sau khi Thủ tướng Australia Kevin Rudd ra đi, khiến thị trường dự đoán rằng kế hoạch đánh thuế vào lợi nhuận của các công ty khai khoáng có thể sẽ được "nương tay."
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI tăng 0,2%.
Tuy nhiên, thông tin trên bị át bởi tuyên bố của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang ảnh hưởng tiêu cực tới sức phục hồi của kinh tế Mỹ, nơi doanh số bán nhà mới đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 5/2010.
Sau khi thông báo giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục, FED nhận định tốc độ phục hồi kinh tế có thể sẽ "ở mức khiêm tốn" trong một thời gian nữa, khi các điều kiện tài chính ngày càng "gây khó" cho tăng trưởng.
Tại sàn chứng khoán Sydney, giá cổ phiếu của các tập đoàn khai khoáng như BHP, Rio Tinto và Newcrest đạt mức tăng lần lượt 0,51%, 1,19% và 0,27%. Tuy nhiên, chỉ số chứng khoán Sydney vẫn đóng cửa phiên 24/6 với mức giảm 6,4 điểm, xuống 4.479,77 điểm, do nhiều nhà đầu tư muốn chốt lãi.
Trong khi đó, tại Tokyo, chỉ số Nikkei tăng 4,64 điểm lên 9.928,34 điểm. Tại Singapore, giá cổ phiếu tăng 0,13%.
Các thị trường trên quy mô toàn cầu lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ lan sang các nền kinh tế khác và dẫn tới tình trạng suy yếu cục bộ.
Nhà đầu tư càng đau đầu hơn khi nhận được tin doanh số bán nhà mới tại Mỹ trong tháng 5/2010 giảm 32,7% so với tháng trước đó, xuống 300.000 căn -mức thấp nhất kể từ tháng 1/1963.
Thị trường Soeul và Đài Bắc đóng cửa với mức tăng lần lượt là 0,81% và 0,1%, trong khi giá cổ phiếu tại Manila và Wellington giảm tương ứng 0,27% và 0,16%.
Giới tài chính dự báo chứng khoán châu Âu phiên 24/6 sẽ đi lên, sau hai phiên sụt giảm.
Quý 2/2010 có thể là quý đầu tiên trong vòng hơn một năm qua chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm, do nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu có thể làm trật bánh xe tăng trưởng toàn cầu. Trong quý 2 này (tính đến thời điểm hiện nay), chỉ số trên đã giảm 5,5%, trong khi cùng kỳ chỉ số Standard & Poor's 500 tại Mỹ giảm 6,6%./.
Chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI tăng 0,2%.
Tuy nhiên, thông tin trên bị át bởi tuyên bố của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang ảnh hưởng tiêu cực tới sức phục hồi của kinh tế Mỹ, nơi doanh số bán nhà mới đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 5/2010.
Sau khi thông báo giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục, FED nhận định tốc độ phục hồi kinh tế có thể sẽ "ở mức khiêm tốn" trong một thời gian nữa, khi các điều kiện tài chính ngày càng "gây khó" cho tăng trưởng.
Tại sàn chứng khoán Sydney, giá cổ phiếu của các tập đoàn khai khoáng như BHP, Rio Tinto và Newcrest đạt mức tăng lần lượt 0,51%, 1,19% và 0,27%. Tuy nhiên, chỉ số chứng khoán Sydney vẫn đóng cửa phiên 24/6 với mức giảm 6,4 điểm, xuống 4.479,77 điểm, do nhiều nhà đầu tư muốn chốt lãi.
Trong khi đó, tại Tokyo, chỉ số Nikkei tăng 4,64 điểm lên 9.928,34 điểm. Tại Singapore, giá cổ phiếu tăng 0,13%.
Các thị trường trên quy mô toàn cầu lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ lan sang các nền kinh tế khác và dẫn tới tình trạng suy yếu cục bộ.
Nhà đầu tư càng đau đầu hơn khi nhận được tin doanh số bán nhà mới tại Mỹ trong tháng 5/2010 giảm 32,7% so với tháng trước đó, xuống 300.000 căn -mức thấp nhất kể từ tháng 1/1963.
Thị trường Soeul và Đài Bắc đóng cửa với mức tăng lần lượt là 0,81% và 0,1%, trong khi giá cổ phiếu tại Manila và Wellington giảm tương ứng 0,27% và 0,16%.
Giới tài chính dự báo chứng khoán châu Âu phiên 24/6 sẽ đi lên, sau hai phiên sụt giảm.
Quý 2/2010 có thể là quý đầu tiên trong vòng hơn một năm qua chỉ số chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI giảm, do nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu có thể làm trật bánh xe tăng trưởng toàn cầu. Trong quý 2 này (tính đến thời điểm hiện nay), chỉ số trên đã giảm 5,5%, trong khi cùng kỳ chỉ số Standard & Poor's 500 tại Mỹ giảm 6,6%./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)