Trong phiên giao dịch ngày 22/2, chứng khoán châu Á tăng lên mức cao nhất trong gần 1 tháng qua, khi các tài sản rủi ro trở nên hấp dẫn hơn trước kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của châu Âu đối với Hy Lạp và các nhà đầu tư cho rằng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất chiết khấu là dấu hiệu tốt về sự phục hồi của kinh tế Mỹ.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 2,2% lên mức cao nhất kể từ ngày 26/1, nhờ cổ phiếu công nghệ và nguyên liệu lên giá khi giá hàng hóa tăng cao.
Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các nền kinh tế châu Á mới nổi của Barclays Capital, Peter Redward, trước đó, các nhà đầu tư đã bán ra hầu hết các tài sản trước lo ngại về tình hình nợ của Hy Lạp và sự thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.
Các chỉ số chính của khu vực tăng cao nhất là 3%, khi các nhà đầu tư nhận thấy quyết định tăng lãi suất chiết khấu của FED là dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế, thay vì coi đó là yếu tố cản trở sự phục hồi.
Sự cải thiện niềm tin này xuất phát từ báo cáo về tình hình lạm phát ở Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 1/2010 giảm lần đầu tiên kể từ năm 1982.
Các thị trường chứng khoán châu Á cũng được thúc đẩy bởi sự khởi đầu tương đối ổn định của các thị trường chứng khoán Trung Quốc, khi các thị trường này mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ kéo dài một tuần và có phản ứng đầu tiên trước động thái thắt chặt đáng ngạc nhiên của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 12/2.
Các thị trường lo ngại về sự bán ra ồ ạt ở thị trường chứng khoán Thượng Hải sau khi PBoC nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại lần thứ hai trong năm nay, song chỉ số Shanghai Composite thay đổi không đáng kể trong hầu hết các phiên giao dịch, trước khi đóng cửa với mức giảm 0,5%.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 483,25 điểm, hay 2,43%, lên 20.377,27 điểm, nhờ cổ phiếu tiêu dùng lên giá và cổ phiếu của công ty dầu mỏ CNOOC tăng khi giá dầu ổn định hơn.
Theo chiến lược gia Nagayuki Yamagishi ở Mitsubishi UFJ Securities, cuối tuần trước, các nhà đầu tư cũng đã lo ngại về tác động của động thái tăng lãi suất chiết khấu lên Phố Wall, song thị trường chứng khoán Mỹ tương đối ổn định.
Ban đầu, các thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh trước động thái này, song sau đó việc các nhà đầu tư coi đây là dấu hiệu cho thấy sự cải thiện của nền kinh tế, chứng khoán Phố Wall đã có phiên đóng cửa tốt nhất trong năm.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 276,89 điểm, hay 2,7%, lên đóng cửa ở 10.400,47 điểm, mức cao nhất trong 3 tuần, nhờ cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tăng giá khi đồng yen yếu so với đồng USD.
Chứng khoán Hàn Quốc kết thúc hai ngày mất điểm với chỉ số Kospi tăng 2,1%, nhờ sự phục hồi của cổ phiếu tài chính và công nghệ.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 82,4 điểm, hay 1,78%, lên 4.717,5 điểm.
Chứng khoán Đài Loan cũng tăng lên 1,6%./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 2,2% lên mức cao nhất kể từ ngày 26/1, nhờ cổ phiếu công nghệ và nguyên liệu lên giá khi giá hàng hóa tăng cao.
Theo người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các nền kinh tế châu Á mới nổi của Barclays Capital, Peter Redward, trước đó, các nhà đầu tư đã bán ra hầu hết các tài sản trước lo ngại về tình hình nợ của Hy Lạp và sự thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu.
Các chỉ số chính của khu vực tăng cao nhất là 3%, khi các nhà đầu tư nhận thấy quyết định tăng lãi suất chiết khấu của FED là dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế, thay vì coi đó là yếu tố cản trở sự phục hồi.
Sự cải thiện niềm tin này xuất phát từ báo cáo về tình hình lạm phát ở Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng ở nước này trong tháng 1/2010 giảm lần đầu tiên kể từ năm 1982.
Các thị trường chứng khoán châu Á cũng được thúc đẩy bởi sự khởi đầu tương đối ổn định của các thị trường chứng khoán Trung Quốc, khi các thị trường này mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ kéo dài một tuần và có phản ứng đầu tiên trước động thái thắt chặt đáng ngạc nhiên của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 12/2.
Các thị trường lo ngại về sự bán ra ồ ạt ở thị trường chứng khoán Thượng Hải sau khi PBoC nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại lần thứ hai trong năm nay, song chỉ số Shanghai Composite thay đổi không đáng kể trong hầu hết các phiên giao dịch, trước khi đóng cửa với mức giảm 0,5%.
Chỉ số Hang Seng của Hongkong tăng 483,25 điểm, hay 2,43%, lên 20.377,27 điểm, nhờ cổ phiếu tiêu dùng lên giá và cổ phiếu của công ty dầu mỏ CNOOC tăng khi giá dầu ổn định hơn.
Theo chiến lược gia Nagayuki Yamagishi ở Mitsubishi UFJ Securities, cuối tuần trước, các nhà đầu tư cũng đã lo ngại về tác động của động thái tăng lãi suất chiết khấu lên Phố Wall, song thị trường chứng khoán Mỹ tương đối ổn định.
Ban đầu, các thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh trước động thái này, song sau đó việc các nhà đầu tư coi đây là dấu hiệu cho thấy sự cải thiện của nền kinh tế, chứng khoán Phố Wall đã có phiên đóng cửa tốt nhất trong năm.
Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 276,89 điểm, hay 2,7%, lên đóng cửa ở 10.400,47 điểm, mức cao nhất trong 3 tuần, nhờ cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tăng giá khi đồng yen yếu so với đồng USD.
Chứng khoán Hàn Quốc kết thúc hai ngày mất điểm với chỉ số Kospi tăng 2,1%, nhờ sự phục hồi của cổ phiếu tài chính và công nghệ.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia tăng 82,4 điểm, hay 1,78%, lên 4.717,5 điểm.
Chứng khoán Đài Loan cũng tăng lên 1,6%./.
(TTXVN/Vietnam+)