Hòa theo diễn biến tích cực tại thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu trong phiên trước, các sàn chứng khoán châu Á cũng đua nhau chuyển "sắc xanh" trong phiên giao dịch ngày 6/3.
Đáng chú ý là trong phiên này, các chỉ số chứng khoán tại thị trường Tokyo và Sydney đều "vọt" lên các mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 248,82 điểm (2,13%), lên 11.932,27 điểm. Dẫn đầu các mã cổ phiếu đi lên trong phiên giao dịch 6/3 tại thị trường Tokyo là giá cổ phiếu của hãng điện tử Sharp, với mức tăng 17%, sau khi hãng này tuyên bố đã sẵn sàng ký thỏa thuận sáp nhập với hãng Samsung của Hàn Quốc.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sydney của Australia, chỉ số Kospi và S&P/ASX200 cũng lần lượt tăng 4,13 điểm (0,2%) và 41,4 điểm (0,82%), đóng cửa ở mức 2.020,74 điểm và 5.116,8 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt khép phiên với mức tăng ấn tượng. Đóng cửa phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt ghi thêm 20,87 điểm (0,9%) và 217,34 điểm (0,96%), lên 2.347,18 điểm và 22.777,84 điểm.
Trong phiên 5/3, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã chứng kiến những nguồn đầu tư ồ ạt, đẩy giá các loại cổ phiếu đồng loạt tăng lên mức cao chưa từng có trong vòng 6 năm qua. Đây là một diễn biến khá bất ngờ từ thị trường, trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế Mỹ đang bị đe dọa do ngân sách tài khóa 2013 tự động cắt giảm 85,4 tỷ USD.
Ngay sau mở cửa, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã vọt lên mức 14.278,42 điểm. Song, đến cuối phiên, chỉ số này đóng cửa ở mức 14.253,77 điểm, tăng 125,95 điểm (0,89%) so với phiên trước đó và vẫn là mức cao chưa từng có trong vòng 6 năm qua, cao hơn cả mức cao kỷ lục 14.164 điểm xác lập ngày 9/10/2007. Kể từ đầu năm tới nay, chỉ số Dow Jones đã tăng tổng cộng 7,8%. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng lần lượt tăng 0,96% và 1,32% lên các mức tương ứng 1.539,79 điểm và 3.224,13 điểm.
[Chỉ số chứng khoán Mỹ cao kỷ lục trong 6 năm qua]
Theo ông Michael Sheldon, chiến lược gia về thị trường thuộc công ty RMD Financial, chỉ số Dow Jones tăng mạnh, nhờ lợi nhuận cao của các công ty như Exxon Mobil, Wal-Mart, Walt Disney, thị trường nhà đất được cải thiện và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cam kết tiếp tục tung 85 tỷ USD mỗi tháng vào nền kinh tế để thúc đẩy đà phục hồi của của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các nhà phân tích nhận định giới đầu tư đang tỏ ra lạc quan trước triển vọng phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong năm 2013, khi thị trường nhà đất và niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đều tăng mạnh.
Theo báo cáo của Viện quản lý nguồn cung, chỉ số dịch vụ tháng 2 của Mỹ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong một năm qua. Mặc dù vẫn còn một số khu vực của nền kinh tế chưa hồi phục tốt và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, song việc chỉ số dịch vụ tăng trưởng mạnh như vậy được xem là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường còn nhận được một số thông tin tích cực khác, gồm chỉ số bán lẻ của châu Âu tăng 1,2% trong tháng 1/2013 và Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch 5 năm, theo đó tăng cường các biện pháp kích thích để giữ đà tăng trưởng 7,5%./.
Đáng chú ý là trong phiên này, các chỉ số chứng khoán tại thị trường Tokyo và Sydney đều "vọt" lên các mức cao nhất trong vòng nhiều năm qua.
Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 248,82 điểm (2,13%), lên 11.932,27 điểm. Dẫn đầu các mã cổ phiếu đi lên trong phiên giao dịch 6/3 tại thị trường Tokyo là giá cổ phiếu của hãng điện tử Sharp, với mức tăng 17%, sau khi hãng này tuyên bố đã sẵn sàng ký thỏa thuận sáp nhập với hãng Samsung của Hàn Quốc.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc và Sydney của Australia, chỉ số Kospi và S&P/ASX200 cũng lần lượt tăng 4,13 điểm (0,2%) và 41,4 điểm (0,82%), đóng cửa ở mức 2.020,74 điểm và 5.116,8 điểm.
Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt khép phiên với mức tăng ấn tượng. Đóng cửa phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt ghi thêm 20,87 điểm (0,9%) và 217,34 điểm (0,96%), lên 2.347,18 điểm và 22.777,84 điểm.
Trong phiên 5/3, thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ đã chứng kiến những nguồn đầu tư ồ ạt, đẩy giá các loại cổ phiếu đồng loạt tăng lên mức cao chưa từng có trong vòng 6 năm qua. Đây là một diễn biến khá bất ngờ từ thị trường, trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế Mỹ đang bị đe dọa do ngân sách tài khóa 2013 tự động cắt giảm 85,4 tỷ USD.
Ngay sau mở cửa, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã vọt lên mức 14.278,42 điểm. Song, đến cuối phiên, chỉ số này đóng cửa ở mức 14.253,77 điểm, tăng 125,95 điểm (0,89%) so với phiên trước đó và vẫn là mức cao chưa từng có trong vòng 6 năm qua, cao hơn cả mức cao kỷ lục 14.164 điểm xác lập ngày 9/10/2007. Kể từ đầu năm tới nay, chỉ số Dow Jones đã tăng tổng cộng 7,8%. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng lần lượt tăng 0,96% và 1,32% lên các mức tương ứng 1.539,79 điểm và 3.224,13 điểm.
[Chỉ số chứng khoán Mỹ cao kỷ lục trong 6 năm qua]
Theo ông Michael Sheldon, chiến lược gia về thị trường thuộc công ty RMD Financial, chỉ số Dow Jones tăng mạnh, nhờ lợi nhuận cao của các công ty như Exxon Mobil, Wal-Mart, Walt Disney, thị trường nhà đất được cải thiện và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cam kết tiếp tục tung 85 tỷ USD mỗi tháng vào nền kinh tế để thúc đẩy đà phục hồi của của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các nhà phân tích nhận định giới đầu tư đang tỏ ra lạc quan trước triển vọng phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ của kinh tế Mỹ trong năm 2013, khi thị trường nhà đất và niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đều tăng mạnh.
Theo báo cáo của Viện quản lý nguồn cung, chỉ số dịch vụ tháng 2 của Mỹ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong một năm qua. Mặc dù vẫn còn một số khu vực của nền kinh tế chưa hồi phục tốt và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, song việc chỉ số dịch vụ tăng trưởng mạnh như vậy được xem là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường còn nhận được một số thông tin tích cực khác, gồm chỉ số bán lẻ của châu Âu tăng 1,2% trong tháng 1/2013 và Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch 5 năm, theo đó tăng cường các biện pháp kích thích để giữ đà tăng trưởng 7,5%./.
Minh Trang (TTXVN)