Chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 26/9, khi khủng hoảng nợ công dai dẳng ở Eurozone và nguy cơ suy thoái của kinh tế toàn cầu vẫn khiến các nhà đầu tư nản lòng.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3,5%, xuống mức thấp nhất trong 16 tháng.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 44,73 điểm, hay 2,64%, xuống 1.652,71 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 169,1 điểm, hay 2,39%, xuống 6.877,12 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 186,13 điểm, hay 2,17%, xuống 8.374,13 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 1/4/2009.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 39,98 điểm, hay 1,64%, xuống 2.393,18 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Công giảm 261,03 điểm, hay 1,48%, xuống 17.407,8 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 39,3 điểm, hay 1,01%, xuống 3.863,9 điểm.
Những lo ngại về khủng hoảng nợ ở Eurozone gia tăng khi có tin Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng của 8 ngân hàng Hy Lạp hai bậc. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn chờ đợi một quyết định kịp thời về khoản cho vay tiếp theo trong gói cứu trợ dành cho Hy Lạp để tránh nguy cơ vỡ nợ của nước này trong tháng tới. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng trên khắp châu Âu có thể mất đi số tiền mà họ đã đầu tư vào trái phiếu của nước này và nghiêm trọng hơn, điều đó cuối cùng sẽ gây ra suy thoái ở châu Âu và Mỹ.
Ngày 29/9, Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu về việc tăng cường nguồn lực tài chính cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (ESSF) trước lời kêu gọi của Mỹ, Trung Quốc cũng như các nước khác về những hành động quyết liệt của châu Âu nhằm đẩy lùi khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, những khác biệt lớn hiện nay vẫn là vấn đề Ngân hàng Trung ương châu Âu có nên cấp thêm các khoản vay để chống đỡ cho các ngân hàng cũng như giúp đỡ các nước đang gặp khó khăn trong khu vực hay không.
Các bộ trưởng tài chính nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi cuối tuần qua đã cam kết sẽ làm tất cả những gì cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và các thị trường tài chính, vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng, song lại không đưa ra một đề xuất nào cụ thể.
Các nhà đầu tư càng thêm thận trọng khi các nhà lãnh đạo các nước mắc nợ vẫn đang loay hoay để tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Trong tuần này, các chuyên gia của châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tiếp tục công việc kiểm toán để quyết định có cấp khoản vay tiếp theo cho Hy Lạp hay không./.
Chỉ số MSCI của chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giảm 3,5%, xuống mức thấp nhất trong 16 tháng.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 44,73 điểm, hay 2,64%, xuống 1.652,71 điểm. Chỉ số weighted của Đài Loan giảm 169,1 điểm, hay 2,39%, xuống 6.877,12 điểm. Chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 186,13 điểm, hay 2,17%, xuống 8.374,13 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 1/4/2009.
Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 39,98 điểm, hay 1,64%, xuống 2.393,18 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Công giảm 261,03 điểm, hay 1,48%, xuống 17.407,8 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 39,3 điểm, hay 1,01%, xuống 3.863,9 điểm.
Những lo ngại về khủng hoảng nợ ở Eurozone gia tăng khi có tin Moody's đã hạ xếp hạng tín dụng của 8 ngân hàng Hy Lạp hai bậc. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn chờ đợi một quyết định kịp thời về khoản cho vay tiếp theo trong gói cứu trợ dành cho Hy Lạp để tránh nguy cơ vỡ nợ của nước này trong tháng tới. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các ngân hàng trên khắp châu Âu có thể mất đi số tiền mà họ đã đầu tư vào trái phiếu của nước này và nghiêm trọng hơn, điều đó cuối cùng sẽ gây ra suy thoái ở châu Âu và Mỹ.
Ngày 29/9, Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu về việc tăng cường nguồn lực tài chính cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (ESSF) trước lời kêu gọi của Mỹ, Trung Quốc cũng như các nước khác về những hành động quyết liệt của châu Âu nhằm đẩy lùi khủng hoảng nợ. Tuy nhiên, những khác biệt lớn hiện nay vẫn là vấn đề Ngân hàng Trung ương châu Âu có nên cấp thêm các khoản vay để chống đỡ cho các ngân hàng cũng như giúp đỡ các nước đang gặp khó khăn trong khu vực hay không.
Các bộ trưởng tài chính nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi cuối tuần qua đã cam kết sẽ làm tất cả những gì cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng và các thị trường tài chính, vực dậy niềm tin của các nhà đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng, song lại không đưa ra một đề xuất nào cụ thể.
Các nhà đầu tư càng thêm thận trọng khi các nhà lãnh đạo các nước mắc nợ vẫn đang loay hoay để tìm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng. Trong tuần này, các chuyên gia của châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tiếp tục công việc kiểm toán để quyết định có cấp khoản vay tiếp theo cho Hy Lạp hay không./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)