Chứng khoán châu Á phần lớn tăng nhẹ trong phiên 23/8 sau khi FED nói rằng có thể sẽ tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Ngày 22/8, FED nói rằng có thể sẽ tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới, trong khi số liệu về chỉ số hoạt động công nghiệp tại Trung Quốc mở ra khả năng có thể nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng có động thái tương tự.
Hy vọng về các gói kích thích tăng trưởng tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã châm ngòi cho đà đi lên của các thị trường cổ phiếu trong phiên 23/8, sau khi chứng khoán Âu, Mỹ phần lớn đã mất điểm trong phiên 22/8 trước đó, xuất phát từ việc Hy Lạp yêu cầu cho nước này thêm thời gian để thực hiện các chính sách cắt giảm chi tiêu.
Đóng cửa phiên 23/8, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng nhẹ, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,51% (+46,38 điểm) lên 9.178,12 điểm; KOSPI của Hàn Quốc nhích nhẹ 0,38% lên 1.942,54 điểm; S&P/ASX200 của Australia tăng 0,17% (7,7 điểm) lên 4.383,7 điểm; Weighted của Đài Loan tiến thêm 0,11% (8,59 điểm) lên 7.505,17 điểm.
Tại hai thị trường Hong Kong và Trung Quốc, màu đỏ vào đầu phiên cũng đã nhường chỗ cho màu xanh ngắt vào cuối phiên và lúc đóng cửa phiên, hai chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Shanghai Composite của Thượng Hải đều đảo chiều tăng điểm, với các mức tăng lần lượt là 244,46 điểm (1,23%) lên 20.132,24 điểm, và 5,36 điểm (0,25%) lên 2.113,07 điểm.
Bất chấp việc đại gia ngân hàng Anh HSBC công bố các số liệu sơ bộ cho thấy hoạt động công nghiệp trong tháng Tám của Trung Quốc tiếp tục chậm lại và tụt xuống mức thấp nhất trong chín tháng qua, chứng khoán Trung Quốc vẫn đi lên khi các nhà đầu tư hy vọng số liệu thất vọng này có thể sẽ buộc Bắc Kinh sớm đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng mới.
Theo HSBC, chỉ số hoạt động công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Tám đã tụt xuống mức 47,8 - mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011.
Đêm trước (22/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên tăng giảm trái chiều sau khi lao dốc mạnh vào đầu phiên, nhưng sau đó phục hồi trước thông tin FED hé mở khả năng tung ra gói kích thích kinh tế mới.
Đóng cửa phiên 22/8, Dow Jones Industrial Average giảm 30,82 điểm (tương đương giảm 0,23%) xuống 13.172,76 điểm, trong đó có phần đóng góp đáng kể của việc giá cổ phiếu hãng máy tính khổng lồ Hewlett-Packard (mất tới 3,7% giá trị) sau khi hãng này thông báo bị lỗ ròng 8,9 tỷ USD trong quý 2 vừa qua. S&P 500 tiến nhẹ 0,32 điểm (0,02%) lên 1.413,49 điểm, trong khi Nasdaq cũng tăng 6,41 điểm (0,21%) lên 3.073,67 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày trượt mạnh do giới đầu tư thất vọng trước số liệu thương mại đáng thất vọng của Nhật Bản cùng những cuộc đàm phán về nợ công của Hy Lạp. Thông tin về kết quả cuộc họp của FED không kịp đến với các nhà đầu tư châu Âu trong phiên giao dịch.
Chốt phiên 22/8, cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 của Anh giảm 1,42% xuống 5.774,2 điểm; DAX 30 của Đức trượt 1,01% xuống 7.017,75 điểm, trong khi CAC 40 của Pháp mất 1,47% về 3.461,65 điểm./.
Ngày 22/8, FED nói rằng có thể sẽ tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới, trong khi số liệu về chỉ số hoạt động công nghiệp tại Trung Quốc mở ra khả năng có thể nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng có động thái tương tự.
Hy vọng về các gói kích thích tăng trưởng tại hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã châm ngòi cho đà đi lên của các thị trường cổ phiếu trong phiên 23/8, sau khi chứng khoán Âu, Mỹ phần lớn đã mất điểm trong phiên 22/8 trước đó, xuất phát từ việc Hy Lạp yêu cầu cho nước này thêm thời gian để thực hiện các chính sách cắt giảm chi tiêu.
Đóng cửa phiên 23/8, hầu như tất cả các sàn chủ chốt trong khu vực đều tăng nhẹ, trong đó Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,51% (+46,38 điểm) lên 9.178,12 điểm; KOSPI của Hàn Quốc nhích nhẹ 0,38% lên 1.942,54 điểm; S&P/ASX200 của Australia tăng 0,17% (7,7 điểm) lên 4.383,7 điểm; Weighted của Đài Loan tiến thêm 0,11% (8,59 điểm) lên 7.505,17 điểm.
Tại hai thị trường Hong Kong và Trung Quốc, màu đỏ vào đầu phiên cũng đã nhường chỗ cho màu xanh ngắt vào cuối phiên và lúc đóng cửa phiên, hai chỉ số Hang Seng của Hong Kong và Shanghai Composite của Thượng Hải đều đảo chiều tăng điểm, với các mức tăng lần lượt là 244,46 điểm (1,23%) lên 20.132,24 điểm, và 5,36 điểm (0,25%) lên 2.113,07 điểm.
Bất chấp việc đại gia ngân hàng Anh HSBC công bố các số liệu sơ bộ cho thấy hoạt động công nghiệp trong tháng Tám của Trung Quốc tiếp tục chậm lại và tụt xuống mức thấp nhất trong chín tháng qua, chứng khoán Trung Quốc vẫn đi lên khi các nhà đầu tư hy vọng số liệu thất vọng này có thể sẽ buộc Bắc Kinh sớm đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng mới.
Theo HSBC, chỉ số hoạt động công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Tám đã tụt xuống mức 47,8 - mức thấp nhất kể từ tháng 11/2011.
Đêm trước (22/8) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên tăng giảm trái chiều sau khi lao dốc mạnh vào đầu phiên, nhưng sau đó phục hồi trước thông tin FED hé mở khả năng tung ra gói kích thích kinh tế mới.
Đóng cửa phiên 22/8, Dow Jones Industrial Average giảm 30,82 điểm (tương đương giảm 0,23%) xuống 13.172,76 điểm, trong đó có phần đóng góp đáng kể của việc giá cổ phiếu hãng máy tính khổng lồ Hewlett-Packard (mất tới 3,7% giá trị) sau khi hãng này thông báo bị lỗ ròng 8,9 tỷ USD trong quý 2 vừa qua. S&P 500 tiến nhẹ 0,32 điểm (0,02%) lên 1.413,49 điểm, trong khi Nasdaq cũng tăng 6,41 điểm (0,21%) lên 3.073,67 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán châu Âu cùng ngày trượt mạnh do giới đầu tư thất vọng trước số liệu thương mại đáng thất vọng của Nhật Bản cùng những cuộc đàm phán về nợ công của Hy Lạp. Thông tin về kết quả cuộc họp của FED không kịp đến với các nhà đầu tư châu Âu trong phiên giao dịch.
Chốt phiên 22/8, cả ba chỉ số chính của khu vực đều giảm điểm, trong đó FTSE 100 của Anh giảm 1,42% xuống 5.774,2 điểm; DAX 30 của Đức trượt 1,01% xuống 7.017,75 điểm, trong khi CAC 40 của Pháp mất 1,47% về 3.461,65 điểm./.
(TTXVN)