Chiều 23/12, các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương đồng loạt tăng điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư tỏ ra "hoan hỉ" trước số liệu lạc quan về tình hình kinh tế Mỹ, dấu hiệu cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chốt phiên này, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 18,49 điểm (0,85%) lên 2.204,78 điểm, sau khi trong phiên trước chỉ số này đã có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất trong 33 tháng.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng ghi thêm 250,94 điểm (1,37%) và đóng cửa ở mức 18.629,17 điểm, nhờ hoạt động mua vào của một số nhà đầu tư, dù khối lượng không nhiều. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán của đặc khu này còn nhận được sự hỗ trợ từ thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ. Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2008.
Trong tuần từ 12-18/12, số người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp chỉ là 366.000 người, giảm mạnh so với mức đỉnh 659.000 người hồi tháng 3/2009. Phiên này, thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul tăng 19,73 điểm (1,07%) lên 1.867,22 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney đóng phiên tăng 49,6 điểm (1,21%) lên 4.140,4 điểm. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho biết trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Giáng sinh này, mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn đang ám ảnh các nhà đầu tư.
Chuyên gia Stephen Halmarick, thuộc công ty Colonial First State Global Asset Management, có trụ sở tại Sydney, nhận định "cơn bão nợ" tại "lục địa già" sẽ duy trì là nhân tố chủ chốt chi phối các thị trường trong năm mới. Trong năm 2011, các thị trường trên toàn cầu liên tiếp chịu nhiều đòn giáng mạnh, trước mối lo sợ ngày càng tăng về mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và nguy cơ kinh tế thế giới rơi trở lại suy thoái.
Trong tuần này Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bơm số tiền trị giá hàng trăm tỷ euro cho các ngân hàng thuộc khu vực đồng euro (Eurozone) thông qua cơ chế tái cấp vốn trong 3 năm, với hy vọng các ngân hàng không phải cắt giảm vốn vay cho các doanh nghiệp và thắt chặt tín dụng đối với nền kinh tế "lục địa già." Song nhiều chuyên gia cho rằng động thái này của ECB vẫn chưa đủ để đưa Eurozone thoát khỏi khủng hoảng nợ.
Trước đó, trong phiên giao dịch 22/12, chứng khoán Phố Wall được đẩy lên, trước các thông tin tích cực từ thị trường việc làm. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 61,91 điểm (0,51%) lên 12.169,65 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 10,28 điểm (0,83%) lên 1.254 điểm.
Theo thống kê, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần mới tại Mỹ đã giảm. Chuyên gia Ian Shepherdson, thuộc High Frequency Economics, đánh giá đây là một thông tin tuyệt vời đối với thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán) Mỹ. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong phiên này khá mỏng, do các nhà giao dịch "ngóng đợi" kỳ nghỉ Giáng sinh.
Trong phiên 22/12, cổ phiếu của Mead Johnson Nutrition, General Electric tăng tương ứng 7,9% và 3,1%. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Bank of America và Citigroup cũng tăng lần lượt 5% và 5,9%./.
Chốt phiên này, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 18,49 điểm (0,85%) lên 2.204,78 điểm, sau khi trong phiên trước chỉ số này đã có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất trong 33 tháng.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng ghi thêm 250,94 điểm (1,37%) và đóng cửa ở mức 18.629,17 điểm, nhờ hoạt động mua vào của một số nhà đầu tư, dù khối lượng không nhiều. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán của đặc khu này còn nhận được sự hỗ trợ từ thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ. Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2008.
Trong tuần từ 12-18/12, số người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp chỉ là 366.000 người, giảm mạnh so với mức đỉnh 659.000 người hồi tháng 3/2009. Phiên này, thị trường chứng khoán Nhật Bản đóng cửa nghỉ lễ.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul tăng 19,73 điểm (1,07%) lên 1.867,22 điểm; còn chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney đóng phiên tăng 49,6 điểm (1,21%) lên 4.140,4 điểm. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho biết trong phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Giáng sinh này, mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn đang ám ảnh các nhà đầu tư.
Chuyên gia Stephen Halmarick, thuộc công ty Colonial First State Global Asset Management, có trụ sở tại Sydney, nhận định "cơn bão nợ" tại "lục địa già" sẽ duy trì là nhân tố chủ chốt chi phối các thị trường trong năm mới. Trong năm 2011, các thị trường trên toàn cầu liên tiếp chịu nhiều đòn giáng mạnh, trước mối lo sợ ngày càng tăng về mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu và nguy cơ kinh tế thế giới rơi trở lại suy thoái.
Trong tuần này Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bơm số tiền trị giá hàng trăm tỷ euro cho các ngân hàng thuộc khu vực đồng euro (Eurozone) thông qua cơ chế tái cấp vốn trong 3 năm, với hy vọng các ngân hàng không phải cắt giảm vốn vay cho các doanh nghiệp và thắt chặt tín dụng đối với nền kinh tế "lục địa già." Song nhiều chuyên gia cho rằng động thái này của ECB vẫn chưa đủ để đưa Eurozone thoát khỏi khủng hoảng nợ.
Trước đó, trong phiên giao dịch 22/12, chứng khoán Phố Wall được đẩy lên, trước các thông tin tích cực từ thị trường việc làm. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 61,91 điểm (0,51%) lên 12.169,65 điểm; còn chỉ số S&P 500 tăng 10,28 điểm (0,83%) lên 1.254 điểm.
Theo thống kê, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần mới tại Mỹ đã giảm. Chuyên gia Ian Shepherdson, thuộc High Frequency Economics, đánh giá đây là một thông tin tuyệt vời đối với thị trường chứng khoán (thị trường chứng khoán) Mỹ. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch trong phiên này khá mỏng, do các nhà giao dịch "ngóng đợi" kỳ nghỉ Giáng sinh.
Trong phiên 22/12, cổ phiếu của Mead Johnson Nutrition, General Electric tăng tương ứng 7,9% và 3,1%. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn như Bank of America và Citigroup cũng tăng lần lượt 5% và 5,9%./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)