Trong khi chứng khoán Mỹ tiếp tục đóng cửa để ngăn chặn những tác động của trận siêu bão Sandy, thì các thị trường chứng khoán châu Âu lại khép lại phiên giao dịch ngày 30/10 với "sắc xanh", nhờ báo cáo kinh doanh tích cực của tập đoàn dầu khí BP (Anh) và một số ngân hàng lớn tại châu Âu.
Đáng chú ý là ngân hàng danh tiếng UBS của Thụy Sĩ vừa tuyên bố sẽ thực hiện đợt tái cơ cấu mới. Cụ thể là từ nay đến năm 2015, UBS sẽ cắt giảm gần 10.000 nhân viên tại các chi nhánh trên toàn thế giới, nhằm giảm số nhân viên xuống còn 54.000 người. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư thuộc UBS cũng sẽ được tái cấu trúc toàn bộ hoạt động kinh doanh, vì doanh thu không đủ bù đắp khoản thâm hụt từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Việc tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng đầu tư sẽ giúp UBS tiết kiệm được khoảng 3,4 tỷ CHF/năm.
Đây là ngày thứ hai Phố Wall phải đóng cửa vì trận bão Sandy . Siêu bão này đã quét qua Bờ Đông nước Mỹ đem theo mưa lớn, gió to và nước biển dâng cao có nơi tới 4 m, tràn vào hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố New York, làm một trạm điện bị phát nổ, hỏa hoạn cũng đã thiêu rụi 50 căn nhà.
Theo phân tích của công ty IHS Global Insight, với mức thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 20 tỷ USD, cùng với 10-30 tỷ USD thiệt hại về kinh doanh, bão Sandy có thể đi vào lịch sử là cơn bão gây thiệt hại lớn nhất cho nước Mỹ.
Chốt phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,95% lên 5.849,9 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng tăng 1,48%, lên 3.459,44 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng ghi thêm 1,13%, lên 7.284,4 điểm.
Tới phiên giao dịch ngày 31/10, các thị trường cổ phiếu châu Á cũng đua nhau khởi sắc, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản quyết định bơm thêm tiền vào chương trình nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng đang yếu kém của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 69,10 điểm (0,78%), lên 8.911,08 điểm. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong chuyển hướng đi lên nhờ diễn biến tích cực của chứng khoán châu Âu và báo cáo khả quan mới đây về hoạt động chế tạo của Trung Quốc, tăng 108,17 điểm (0,5%), lên 21.536,75 điểm; thì chỉ số Shanghai Composite lại giảm nhẹ 2,77 điểm (0,13%), xuống còn 2.059,58 điểm, chủ yếu là do báo cáo kinh doanh quý 3/2012 đáng thất vọng của một số doanh nghiệp nước này./.
Đáng chú ý là ngân hàng danh tiếng UBS của Thụy Sĩ vừa tuyên bố sẽ thực hiện đợt tái cơ cấu mới. Cụ thể là từ nay đến năm 2015, UBS sẽ cắt giảm gần 10.000 nhân viên tại các chi nhánh trên toàn thế giới, nhằm giảm số nhân viên xuống còn 54.000 người. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư thuộc UBS cũng sẽ được tái cấu trúc toàn bộ hoạt động kinh doanh, vì doanh thu không đủ bù đắp khoản thâm hụt từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Việc tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng đầu tư sẽ giúp UBS tiết kiệm được khoảng 3,4 tỷ CHF/năm.
Đây là ngày thứ hai Phố Wall phải đóng cửa vì trận bão Sandy . Siêu bão này đã quét qua Bờ Đông nước Mỹ đem theo mưa lớn, gió to và nước biển dâng cao có nơi tới 4 m, tràn vào hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố New York, làm một trạm điện bị phát nổ, hỏa hoạn cũng đã thiêu rụi 50 căn nhà.
Theo phân tích của công ty IHS Global Insight, với mức thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 20 tỷ USD, cùng với 10-30 tỷ USD thiệt hại về kinh doanh, bão Sandy có thể đi vào lịch sử là cơn bão gây thiệt hại lớn nhất cho nước Mỹ.
Chốt phiên này, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,95% lên 5.849,9 điểm. Tại Paris, chỉ số CAC 40 cũng tăng 1,48%, lên 3.459,44 điểm, trong khi tại sàn giao dịch Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 cũng ghi thêm 1,13%, lên 7.284,4 điểm.
Tới phiên giao dịch ngày 31/10, các thị trường cổ phiếu châu Á cũng đua nhau khởi sắc, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản quyết định bơm thêm tiền vào chương trình nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy sức tăng trưởng đang yếu kém của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 69,10 điểm (0,78%), lên 8.911,08 điểm. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động trái chiều.
Trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong chuyển hướng đi lên nhờ diễn biến tích cực của chứng khoán châu Âu và báo cáo khả quan mới đây về hoạt động chế tạo của Trung Quốc, tăng 108,17 điểm (0,5%), lên 21.536,75 điểm; thì chỉ số Shanghai Composite lại giảm nhẹ 2,77 điểm (0,13%), xuống còn 2.059,58 điểm, chủ yếu là do báo cáo kinh doanh quý 3/2012 đáng thất vọng của một số doanh nghiệp nước này./.
Minh Trang (TTXVN)