Chỉ số chứng khoán Topix tại thị trường Tokyo đã rơi xuống mức thấp nhất trong 19 tháng qua khi kết thúc phiên giao dịch 2/11, do đồng yen mạnh tác động tiêu cực lên cổ phiếu của các hãng xuất khẩu trong nước như các nhà sản xuất ôtô.
Trong khi đó, sự suy yếu của các cổ phiếu ngành tài chính đang đè nặng lên tâm lý đầu tư.
Cũng tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 có lúc chạm mức thấp nhất trong bảy tuần qua, thế nhưng đến cuối phiên, chỉ số này đã hồi phục và tăng 5,26 điểm so với phiên trước lên 9.159,98 điểm.
Các nhà phân tích cho hay chỉ số Topix đặc biệt chịu tác động mạnh bởi sự yếu kém của lĩnh vực tài chính, cùng với những lo lắng về những quy chế ngành ngân hàng toàn cầu bị thắt chặt hơn.
Phiên này, cổ phiếu của Mitsubishi UFJ Financial Group, nhà cho vay hàng đầu Nhật Bản đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2003, trong khi cổ phiếu của Sumitomo Mitsui Financial Group, ngân hàng lớn thứ ba nước này, kết thúc phiên ở mức thấp nhất trong khoảng bảy năm qua.
Trên thị trường chứng khoán châu Á nói chung, các chỉ số chủ chốt lên xuống thất thường do giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong ngày 3/11.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán lớn là Hongkong và Thượng Hải diễn biến trái chiều. Kết thúc phiên 2/11, chỉ số Hang Sang tại Hongkong tăng 18,48 điểm lên 23.671,42 điểm, trong khi chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại Thượng Hải lại giảm 8,59 điểm xuống 3.045,43 điểm, do cổ phiếu của các hãng khai mỏ và hàng không đi xuống.
Các thị trường chứng khoán khác của khu vực cũng phập phù lên xuống, do tâm lý chờ đợi những sự kiện quan trọng diễn ra tại Mỹ trong tuần này, khiến hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra cầm chừng và thưa thớt. Theo đó, chứng khoán Seoul tăng 3,3 điểm lên 1.918,04 điểm, trong khi chứng khoán Đài Bắc lại giảm 34,99 điểm xuống 8.344,76 điểm./.
Trong khi đó, sự suy yếu của các cổ phiếu ngành tài chính đang đè nặng lên tâm lý đầu tư.
Cũng tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 có lúc chạm mức thấp nhất trong bảy tuần qua, thế nhưng đến cuối phiên, chỉ số này đã hồi phục và tăng 5,26 điểm so với phiên trước lên 9.159,98 điểm.
Các nhà phân tích cho hay chỉ số Topix đặc biệt chịu tác động mạnh bởi sự yếu kém của lĩnh vực tài chính, cùng với những lo lắng về những quy chế ngành ngân hàng toàn cầu bị thắt chặt hơn.
Phiên này, cổ phiếu của Mitsubishi UFJ Financial Group, nhà cho vay hàng đầu Nhật Bản đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2003, trong khi cổ phiếu của Sumitomo Mitsui Financial Group, ngân hàng lớn thứ ba nước này, kết thúc phiên ở mức thấp nhất trong khoảng bảy năm qua.
Trên thị trường chứng khoán châu Á nói chung, các chỉ số chủ chốt lên xuống thất thường do giới đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trong ngày 3/11.
Tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán lớn là Hongkong và Thượng Hải diễn biến trái chiều. Kết thúc phiên 2/11, chỉ số Hang Sang tại Hongkong tăng 18,48 điểm lên 23.671,42 điểm, trong khi chỉ số Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) tại Thượng Hải lại giảm 8,59 điểm xuống 3.045,43 điểm, do cổ phiếu của các hãng khai mỏ và hàng không đi xuống.
Các thị trường chứng khoán khác của khu vực cũng phập phù lên xuống, do tâm lý chờ đợi những sự kiện quan trọng diễn ra tại Mỹ trong tuần này, khiến hoạt động mua bán cổ phiếu diễn ra cầm chừng và thưa thớt. Theo đó, chứng khoán Seoul tăng 3,3 điểm lên 1.918,04 điểm, trong khi chứng khoán Đài Bắc lại giảm 34,99 điểm xuống 8.344,76 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)