Những diễn biến mới nhất xung quanh cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Cộng hòa Síp đã làm dấy lên một đợt sóng hoang mang về tình hình tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nhiều nhà đầu tư quyết định thu tiền về và theo dõi tình hình, kéo theo sự sụt giảm của các chỉ số chứng khoán chủ lực trên thị trường Mỹ và Canada.
Tại sàn giao dịch New York ngày 25/3, chỉ số Dow Jones mất 64,28 điểm (tương đương 0,44%) xuống còn 14.447,75 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Standard & Poor 500 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chỉ số tổng hợp Nasdaq Composite cũng lần lượt mất 0,33% và 0,30%.
Trước đó, vào phiên mở cửa, những lạc quan trước thông tin về gói cứu trợ Síp đã đẩy chỉ số Standard & Poor 500 lên mức cao.
Thị trường chứng khoán Canada cũng trải qua tình cảnh tương tự, hai chỉ số S&P/TSX Composite và S&P/TSX Venture Composite giảm lần lượt 0,60% và 0,27% sau khi tăng nhẹ vào đầu giờ.
Theo các chuyên gia, các chỉ số đồng loạt giảm điểm chủ yếu do lo ngại của các nhà đầu tư trước nguy cơ nền kinh tế châu Âu sẽ bị tác động mạnh từ tình hình của Síp.
Đặc biệt, nhà đầu tư thêm lo ngại sau phát biểu của Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng Tài chính của Eurozone, ông Jeroen Dijsselbloem, cho rằng thỏa thuận cứu trợ nhiều tổn hại của Cộng hòa Síp có thể trở thành kiểu mẫu áp dụng cho các quốc gia mang nợ khác, kéo theo tình trạng khủng hoảng ngân hàng lan rộng tới nhiều quốc gia như Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp.
Cùng ngày 25/3, giá trị đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2012. Hiện 1 euro chỉ đổi được 1,2863 USD, so với mức 1,2983 USD của phiên giao dịch trước.
Tại thị trường dầu mỏ, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5/2013 tăng 1,1 USD/thùng (1,17%) lên 94,81 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 51 xen/thùng, chạm mức 108,17 USD/thùng.
Ngược lại, giá vàng thế giới cùng ngày lại đi xuống, chốt phiên giao dịch ngày 25/3, hầu hết các hợp đồng giao tháng 4/2013 giảm 1,6 USD, đóng cửa ở mức 1.604,5 USD/ounce./.
Tại sàn giao dịch New York ngày 25/3, chỉ số Dow Jones mất 64,28 điểm (tương đương 0,44%) xuống còn 14.447,75 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Standard & Poor 500 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chỉ số tổng hợp Nasdaq Composite cũng lần lượt mất 0,33% và 0,30%.
Trước đó, vào phiên mở cửa, những lạc quan trước thông tin về gói cứu trợ Síp đã đẩy chỉ số Standard & Poor 500 lên mức cao.
Thị trường chứng khoán Canada cũng trải qua tình cảnh tương tự, hai chỉ số S&P/TSX Composite và S&P/TSX Venture Composite giảm lần lượt 0,60% và 0,27% sau khi tăng nhẹ vào đầu giờ.
Theo các chuyên gia, các chỉ số đồng loạt giảm điểm chủ yếu do lo ngại của các nhà đầu tư trước nguy cơ nền kinh tế châu Âu sẽ bị tác động mạnh từ tình hình của Síp.
Đặc biệt, nhà đầu tư thêm lo ngại sau phát biểu của Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng Tài chính của Eurozone, ông Jeroen Dijsselbloem, cho rằng thỏa thuận cứu trợ nhiều tổn hại của Cộng hòa Síp có thể trở thành kiểu mẫu áp dụng cho các quốc gia mang nợ khác, kéo theo tình trạng khủng hoảng ngân hàng lan rộng tới nhiều quốc gia như Italy, Tây Ban Nha và Hy Lạp.
Cùng ngày 25/3, giá trị đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2012. Hiện 1 euro chỉ đổi được 1,2863 USD, so với mức 1,2983 USD của phiên giao dịch trước.
Tại thị trường dầu mỏ, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5/2013 tăng 1,1 USD/thùng (1,17%) lên 94,81 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 51 xen/thùng, chạm mức 108,17 USD/thùng.
Ngược lại, giá vàng thế giới cùng ngày lại đi xuống, chốt phiên giao dịch ngày 25/3, hầu hết các hợp đồng giao tháng 4/2013 giảm 1,6 USD, đóng cửa ở mức 1.604,5 USD/ounce./.
(TTXVN)