Trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 7/5, chứng khoán Mỹ biến động không đồng nhất, tác động bởi kết quả cuộc bầu cử tại Pháp và Hy Lạp vào cuối tuần trước, làm dấy lên những hoài nghi về sự thay đổi các biện pháp cải cách nền tài chính của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozne) đang vật lộn trong khó khăn.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 29,74 điểm, tương đương 0,23%, đóng cửa ở mức 13.008,68 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 gần như không suy chuyển so với phiên trước, chỉ “nhích” nhẹ 0,48 điểm (0,04%), lên 1.369,58 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng khiêm tốn 1,42 điểm (0,05%), lên 2.957,76 điểm.
Đầu phiên 7/5, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều đồng loạt tăng điểm, theo chân xu hướng của các thị trường cổ phiếu châu Âu, nhờ các số liệu tích cực từ kinh tế Đức.
Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử cuối tuần trước tại Pháp và Hy Lạp, cũng như thông tin mới nhất cho hay tổng giá trị vay mượn tiêu dùng của người dân Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 3/2012, bất chấp việc thu nhập không có biến động đáng kể, đã kéo các mã cổ phiếu đi xuống.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống Pháp công bố ngày 6/5, ứng cử viên đảng Xã hội Francois Hollande đã giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Điều này đã làm gia tăng sức ép lên Đức trong việc theo đuổi các biện pháp thiên về tăng trưởng và tạo việc làm, thay vì thực hiện các biện pháp khắc khổ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực.
Cùng ngày, Bộ Nội vụ Hy Lạp công bố kết quả kiểm 95% số phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội nước này và không chính đảng nào giành quá bán trong quốc hội 300 ghế khóa mới để có quyền tự thành lập chính phủ.
Nhiều chuyên gia cho rằng các cử tri đã ủng hộ các đảng nhỏ hơn và phản đối hai đảng chính trị lớn do hai đảng này ủng hộ các biện pháp cắt giảm chi tiêu quá khắc nghiệt.
Cuộc bầu cử tại Hy Lạp có thể dẫn đến sự bế tắc về mặt chính trị khi các đảng không thể nhất trí về việc thành lập liên minh cầm quyền.
Kết quả của hai cuộc bầu cử tại Pháp và Hy Lạp đã khiến giới đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu tỏ ra lo ngại rằng cuộc chiến dài hạn chống nợ công của châu Âu sẽ tác động xấu tới thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt khởi sắc, “phớt lờ” kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Pháp và Hy Lạp.
Kết thúc phiên này, tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp ghi thêm 1,65%, lên 3.214,22 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng nhẹ 0,12%, chốt ở mức 6.569,48 điểm.
Thị trường chứng khoán London của Anh đóng cửa nghỉ lễ.
Sang tới phiên giao dịch ngày 8/5, các sàn giao dịch chứng khoán khu vực châu Á cũng biến động bất nhất, do những xáo trộn chính trị tại châu Âu.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 71,36 điểm (2,78%), lên 9.190,50 điểm.
Tại Trung Quốc, khi mà chỉ số Hang Seng của Hong Kong tiếp tục tăng 85 điểm (0,41%), lên 20.621,65 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại mất 3,53 điểm (0,14%) xuống còn 2.448,42 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 29,74 điểm, tương đương 0,23%, đóng cửa ở mức 13.008,68 điểm.
Trong khi đó, chỉ số S&P 500 gần như không suy chuyển so với phiên trước, chỉ “nhích” nhẹ 0,48 điểm (0,04%), lên 1.369,58 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tăng khiêm tốn 1,42 điểm (0,05%), lên 2.957,76 điểm.
Đầu phiên 7/5, cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều đồng loạt tăng điểm, theo chân xu hướng của các thị trường cổ phiếu châu Âu, nhờ các số liệu tích cực từ kinh tế Đức.
Tuy nhiên, kết quả cuộc bầu cử cuối tuần trước tại Pháp và Hy Lạp, cũng như thông tin mới nhất cho hay tổng giá trị vay mượn tiêu dùng của người dân Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến trong tháng 3/2012, bất chấp việc thu nhập không có biến động đáng kể, đã kéo các mã cổ phiếu đi xuống.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử tổng thống Pháp công bố ngày 6/5, ứng cử viên đảng Xã hội Francois Hollande đã giành chiến thắng trước đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Điều này đã làm gia tăng sức ép lên Đức trong việc theo đuổi các biện pháp thiên về tăng trưởng và tạo việc làm, thay vì thực hiện các biện pháp khắc khổ để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại khu vực.
Cùng ngày, Bộ Nội vụ Hy Lạp công bố kết quả kiểm 95% số phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội nước này và không chính đảng nào giành quá bán trong quốc hội 300 ghế khóa mới để có quyền tự thành lập chính phủ.
Nhiều chuyên gia cho rằng các cử tri đã ủng hộ các đảng nhỏ hơn và phản đối hai đảng chính trị lớn do hai đảng này ủng hộ các biện pháp cắt giảm chi tiêu quá khắc nghiệt.
Cuộc bầu cử tại Hy Lạp có thể dẫn đến sự bế tắc về mặt chính trị khi các đảng không thể nhất trí về việc thành lập liên minh cầm quyền.
Kết quả của hai cuộc bầu cử tại Pháp và Hy Lạp đã khiến giới đầu tư cổ phiếu trên toàn cầu tỏ ra lo ngại rằng cuộc chiến dài hạn chống nợ công của châu Âu sẽ tác động xấu tới thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu đồng loạt khởi sắc, “phớt lờ” kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Pháp và Hy Lạp.
Kết thúc phiên này, tại Paris, chỉ số CAC 40 của Pháp ghi thêm 1,65%, lên 3.214,22 điểm. Trong khi đó, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 tăng nhẹ 0,12%, chốt ở mức 6.569,48 điểm.
Thị trường chứng khoán London của Anh đóng cửa nghỉ lễ.
Sang tới phiên giao dịch ngày 8/5, các sàn giao dịch chứng khoán khu vực châu Á cũng biến động bất nhất, do những xáo trộn chính trị tại châu Âu.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 71,36 điểm (2,78%), lên 9.190,50 điểm.
Tại Trung Quốc, khi mà chỉ số Hang Seng của Hong Kong tiếp tục tăng 85 điểm (0,41%), lên 20.621,65 điểm, thì chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại mất 3,53 điểm (0,14%) xuống còn 2.448,42 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)