Chứng khoán toàn cầu đã hồi phục trong phiên giao dịch ngày 2/6, trong đó chứng khoán Phố Wall đã có một phiên bùng nổ sau hai phiên giảm mạnh trước đó.
Sự hồi phục này do các nhà đầu tư phấn khởi trước thông tin doanh số bán nhà tại Mỹ đã tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 4 vừa qua, trong khi doanh số bán xe ôtô cũng cao hơn dự kiến.
Đóng cửa phiên ngày 3/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm mạnh, trong đó Dow Jones tăng 2,25%, Nasdaq tăng 2,64% và S&P 500 tiến thêm 2,58%. Dẫn đầu về tốc độ hồi phục là các cổ phiếu ngành tài nguyên và tài chính.
Theo báo cáo của Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR), doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng Tư đã tăng tới 6%, so với dự kiến của phần lớn các chuyên gia chỉ là 4,3%.
Còn trong lĩnh vực ôtô, báo cáo của các hãng sản xuất ôtô Mỹ cho biết doanh số bán xe ôtô tại Mỹ đã tăng ở mức hai con số trong tháng Năm, ngay cả Toyota của Nhật cũng tăng doanh số bất chấp sự cố hãng này phải thu hồi một lượng xe đáng kể.
Ford, hãng duy nhất trong số ba "đại gia ôtô" của Mỹ không phải nhận trợ cấp của chính phủ, cũng thông báo doanh số bán xe ôtô của hãng tăng tới 21,9% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2009.
Đây cũng là tháng thứ 6 liên tiếp doanh số bán xe của Ford tại Mỹ tăng trên 20%, đưa cổ phiếu của Ford tăng 3,86% lên 11,85 USD/cổ phiếu.
Tại châu Âu, đà lao dốc tại các sàn chủ chốt trong khu vực trong mấy phiên gần đây đã bị hãm lại trước những thông tin tích cực từ thị trường nhà đất và thị trường ô tô của Mỹ.
Đóng cửa ngày 2/6, các chỉ số chính trong khu vực chỉ còn giảm nhẹ, trong đó FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,2%, CAC 40 của Pháp mất 0,1%, còn DAX của Đức bảo toàn được điểm số.
Tính chung cả khu vực, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu tăng được thêm 0,1%, trong khi chỉ số MSCI của cổ phiếu tất cả các nước trên thế giới tăng gần 0,4%.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, các nhà đầu tư hiện vẫn lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone và vẫn giữ tâm lý khá thận trọng, chờ những tin tức tốt hơn để trở lại thị trường.
Sang phiên ngày 3/6, các thị trường châu Á đã nối tiếp đà lên điểm phiên hôm trước trên các thị trường chứng khoán châu Âu và Phố Wall, khi hầu như tất cả các thị trường trong khu vực đều ghi điểm.
Dẫn đầu là thị trường Nhật Bản với mức tăng vào lúc đóng cửa là 3,24%. Các cổ phiếu phiên này được hỗ trợ bởi đồng yên tiếp tục bị yếu đi sau khi Thủ tướng Yukio Hatoyama bất ngờ đệ đơn xin từ chức, và có tin Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Naoto Kan - một người ủng hộ một đồng yên yếu hơn, có khả năng sẽ là người kế nhiệm ông Hatoyama.
Một đồng yen yếu sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu Nhật Bản, vốn là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này.
Tại Hồng Công, chỉ số Hang Seng cũng tăng 358,79 điểm (1,84%) lên 19.830,59 điểm. Tại Đài Loan, chỉ số Weighted tăng 164,57 điểm (2,29%) lên 7.360,28 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI tăng 1,93%, mức tăng cao nhất của chỉ số này trong vòng gần 3 tuần qua, một phần nhờ lượng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài khi nhóm này mua vào tới 255 tỷ won (212 triệu USD) giá trị cổ phiếu.
Phiên này riêng chỉ có thị trường Thượng Hải của Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng tăng chung khi giảm nhẹ 18,77 điểm (0,73%) xuống 2.552,66 điểm.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 3,1%, mức tăng cao nhất của chỉ số này trong 4 tuần qua.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 4/6 để có thêm những bằng chứng rõ hơn về sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới./.
Sự hồi phục này do các nhà đầu tư phấn khởi trước thông tin doanh số bán nhà tại Mỹ đã tăng tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 4 vừa qua, trong khi doanh số bán xe ôtô cũng cao hơn dự kiến.
Đóng cửa phiên ngày 3/6, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều tăng điểm mạnh, trong đó Dow Jones tăng 2,25%, Nasdaq tăng 2,64% và S&P 500 tiến thêm 2,58%. Dẫn đầu về tốc độ hồi phục là các cổ phiếu ngành tài nguyên và tài chính.
Theo báo cáo của Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh bất động sản Mỹ (NAR), doanh số bán nhà tại Mỹ trong tháng Tư đã tăng tới 6%, so với dự kiến của phần lớn các chuyên gia chỉ là 4,3%.
Còn trong lĩnh vực ôtô, báo cáo của các hãng sản xuất ôtô Mỹ cho biết doanh số bán xe ôtô tại Mỹ đã tăng ở mức hai con số trong tháng Năm, ngay cả Toyota của Nhật cũng tăng doanh số bất chấp sự cố hãng này phải thu hồi một lượng xe đáng kể.
Ford, hãng duy nhất trong số ba "đại gia ôtô" của Mỹ không phải nhận trợ cấp của chính phủ, cũng thông báo doanh số bán xe ôtô của hãng tăng tới 21,9% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2009.
Đây cũng là tháng thứ 6 liên tiếp doanh số bán xe của Ford tại Mỹ tăng trên 20%, đưa cổ phiếu của Ford tăng 3,86% lên 11,85 USD/cổ phiếu.
Tại châu Âu, đà lao dốc tại các sàn chủ chốt trong khu vực trong mấy phiên gần đây đã bị hãm lại trước những thông tin tích cực từ thị trường nhà đất và thị trường ô tô của Mỹ.
Đóng cửa ngày 2/6, các chỉ số chính trong khu vực chỉ còn giảm nhẹ, trong đó FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 0,2%, CAC 40 của Pháp mất 0,1%, còn DAX của Đức bảo toàn được điểm số.
Tính chung cả khu vực, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu tăng được thêm 0,1%, trong khi chỉ số MSCI của cổ phiếu tất cả các nước trên thế giới tăng gần 0,4%.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, các nhà đầu tư hiện vẫn lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone và vẫn giữ tâm lý khá thận trọng, chờ những tin tức tốt hơn để trở lại thị trường.
Sang phiên ngày 3/6, các thị trường châu Á đã nối tiếp đà lên điểm phiên hôm trước trên các thị trường chứng khoán châu Âu và Phố Wall, khi hầu như tất cả các thị trường trong khu vực đều ghi điểm.
Dẫn đầu là thị trường Nhật Bản với mức tăng vào lúc đóng cửa là 3,24%. Các cổ phiếu phiên này được hỗ trợ bởi đồng yên tiếp tục bị yếu đi sau khi Thủ tướng Yukio Hatoyama bất ngờ đệ đơn xin từ chức, và có tin Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Naoto Kan - một người ủng hộ một đồng yên yếu hơn, có khả năng sẽ là người kế nhiệm ông Hatoyama.
Một đồng yen yếu sẽ hỗ trợ các nhà xuất khẩu Nhật Bản, vốn là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước này.
Tại Hồng Công, chỉ số Hang Seng cũng tăng 358,79 điểm (1,84%) lên 19.830,59 điểm. Tại Đài Loan, chỉ số Weighted tăng 164,57 điểm (2,29%) lên 7.360,28 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI tăng 1,93%, mức tăng cao nhất của chỉ số này trong vòng gần 3 tuần qua, một phần nhờ lượng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài khi nhóm này mua vào tới 255 tỷ won (212 triệu USD) giá trị cổ phiếu.
Phiên này riêng chỉ có thị trường Thượng Hải của Trung Quốc là đi ngược lại với xu hướng tăng chung khi giảm nhẹ 18,77 điểm (0,73%) xuống 2.552,66 điểm.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này tăng 3,1%, mức tăng cao nhất của chỉ số này trong 4 tuần qua.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 4/6 để có thêm những bằng chứng rõ hơn về sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)