Thị trường chứng khoán niêm yết trải qua một tháng Năm đầy ảm đạm với đợt điều chỉnh mạnh nhất kể từ hồi đầu năm. Chỉ số VN-Index rơi một lèo tới 61 điểm, từ đỉnh 488,07 điểm (8/5) xuống mức 426,92 điểm (24/5), tương tự HNX-Index cũng trượt dài hơn 10 điểm, từ mốc 83,79 điểm (7/5) xuống mức 76,81 điểm (23/5).
Cùng đà trượt dốc của thị trường, thanh khoản trên cả hai sàn cũng sụt giảm mạnh. Nếu như ở thời điểm đầu tháng, thanh khoản mỗi phiên bên phía sàn HoSE đạt quanh mức 120 triệu đơn vị và HNX khoảng trên dưới 100 triệu chứng khoán, thì tới thời điểm này, khối lượng giao dịch tương ứng chỉ lình xình quanh mức 60 triệu và 50 triệu đơn vị/phiên.
Tuy nhiên, một diễn biến mới bất ngờ xuất hiện trong phiên cuối tuần qua (25/5) với đà hồi phục mạnh mẽ cả về chỉ số và thanh khoản trên hai sàn Bắc – Nam, khiến nhiều thành viên trên thị trường bắt đầu đặt kỳ vọng, có thế những đợt xả hàng cuối cùng đã qua và thị trường đã tiến về khu vực đáy ngắn hạn.
Song tâm lý hứng khởi đó đã mau chóng trôi qua, bước sang phiên giao dịch 28/5, tâm lý “phòng thủ” đã quay lại bao phủ lấy thị trường, bỏ qua thông tin hỗ trợ tích cực từ phía Ngân hàng nhà nước về việc chính thức cho áp trần lãi suất xuống 11%.
Theo ông Vũ Tú, Quyền trưởng phòng Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Bản Việt, lời khuyên nhà đầu tư trong giai đoạn này vẫn là "ưu tiên giữ tỷ lệ tiền mặt cao và tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi thị trường có dấu hiệu tăng điểm thực sự thuyết phục".
Về ngắn hạn, ông Tú cho rằng, sự thận trọng tiếp tục là nguyên nhân khiến giao dịch trong phiên (28/5) có những nhịp “rung lắc” nhất định, điều này củng cố cho sự lo ngại về một khả năng phục hồi bền vững là chưa thể xảy ra.
Phân tích về diễn biến dòng tiền trên thị trường, ông Đặng Ngọc Hòa, Trưởng phòng Giao dịch, Công ty chứng khoán Woori chỉ ra, thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp do đó khó có thể khẳng định dòng tiền đã tích lũy đủ ở vùng giá thấp.
Thêm vào đó, hiện vấn đề của thị trường là tâm lý. Chứng khoán luôn đi trước nền kinh tế, song từ đầu năm tới giờ thị trường đã đi trước quá xa và khi ‘ngoảnh lại’ tới quý II này tín hiệu hồi phục từ hệ thống doanh nghiệp vẫn rõ nét. Vì vậy, dù nguồn tín dụng đã được nới lỏng, nhưng sức mua chưa thực sự được cải thiện nên doanh nghiệp vẫn rất khó khăn.
Tuy nhiên ông Hòa cũng cho rằng, hiện dòng tiền chưa có dấu hiệu thoát ra khỏi thị trường đồng thời chứng khoán vẫn đang có vị thế hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, bất động sản, vàng... Nhưng muốn khởi động dòng vốn “đầu cơ” thì phải kích thích được “lòng tham” và đòi hỏi dòng tiền phải tích tụ đủ mãnh lực rất lớn.
Trên thị trường, nhiều chuyên gia đang nghiêng về khả năng, VN-Index sẽ tiếp tục quá trình dò đáy ngắn hạn và có thể trở về vùng hỗ trợ tiếp theo là khu vực 415 điểm - 420 điểm.
Cũng đồng tình với quan điểm trên, song xét tổng quan thị trường, ông Vũ Tú nhấn mạnh, hiện giới đầu tư đang tiếp nhận khá nhiều thông tin tích cực như hạ trần lãi suất, chỉ số CPI tháng 5 chỉ tăng nhẹ hay gần nhất là thông tin áp dụng lệnh thị trường trên HoSE từ ngày 02/07..., điều này sẽ phần nào giúp nhà đầu tư được thuận lợi hơn trong hoạt động giao dịch./.
Cùng đà trượt dốc của thị trường, thanh khoản trên cả hai sàn cũng sụt giảm mạnh. Nếu như ở thời điểm đầu tháng, thanh khoản mỗi phiên bên phía sàn HoSE đạt quanh mức 120 triệu đơn vị và HNX khoảng trên dưới 100 triệu chứng khoán, thì tới thời điểm này, khối lượng giao dịch tương ứng chỉ lình xình quanh mức 60 triệu và 50 triệu đơn vị/phiên.
Tuy nhiên, một diễn biến mới bất ngờ xuất hiện trong phiên cuối tuần qua (25/5) với đà hồi phục mạnh mẽ cả về chỉ số và thanh khoản trên hai sàn Bắc – Nam, khiến nhiều thành viên trên thị trường bắt đầu đặt kỳ vọng, có thế những đợt xả hàng cuối cùng đã qua và thị trường đã tiến về khu vực đáy ngắn hạn.
Song tâm lý hứng khởi đó đã mau chóng trôi qua, bước sang phiên giao dịch 28/5, tâm lý “phòng thủ” đã quay lại bao phủ lấy thị trường, bỏ qua thông tin hỗ trợ tích cực từ phía Ngân hàng nhà nước về việc chính thức cho áp trần lãi suất xuống 11%.
Theo ông Vũ Tú, Quyền trưởng phòng Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Bản Việt, lời khuyên nhà đầu tư trong giai đoạn này vẫn là "ưu tiên giữ tỷ lệ tiền mặt cao và tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi cho tới khi thị trường có dấu hiệu tăng điểm thực sự thuyết phục".
Về ngắn hạn, ông Tú cho rằng, sự thận trọng tiếp tục là nguyên nhân khiến giao dịch trong phiên (28/5) có những nhịp “rung lắc” nhất định, điều này củng cố cho sự lo ngại về một khả năng phục hồi bền vững là chưa thể xảy ra.
Phân tích về diễn biến dòng tiền trên thị trường, ông Đặng Ngọc Hòa, Trưởng phòng Giao dịch, Công ty chứng khoán Woori chỉ ra, thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp do đó khó có thể khẳng định dòng tiền đã tích lũy đủ ở vùng giá thấp.
Thêm vào đó, hiện vấn đề của thị trường là tâm lý. Chứng khoán luôn đi trước nền kinh tế, song từ đầu năm tới giờ thị trường đã đi trước quá xa và khi ‘ngoảnh lại’ tới quý II này tín hiệu hồi phục từ hệ thống doanh nghiệp vẫn rõ nét. Vì vậy, dù nguồn tín dụng đã được nới lỏng, nhưng sức mua chưa thực sự được cải thiện nên doanh nghiệp vẫn rất khó khăn.
Tuy nhiên ông Hòa cũng cho rằng, hiện dòng tiền chưa có dấu hiệu thoát ra khỏi thị trường đồng thời chứng khoán vẫn đang có vị thế hấp dẫn hơn so với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, bất động sản, vàng... Nhưng muốn khởi động dòng vốn “đầu cơ” thì phải kích thích được “lòng tham” và đòi hỏi dòng tiền phải tích tụ đủ mãnh lực rất lớn.
Trên thị trường, nhiều chuyên gia đang nghiêng về khả năng, VN-Index sẽ tiếp tục quá trình dò đáy ngắn hạn và có thể trở về vùng hỗ trợ tiếp theo là khu vực 415 điểm - 420 điểm.
Cũng đồng tình với quan điểm trên, song xét tổng quan thị trường, ông Vũ Tú nhấn mạnh, hiện giới đầu tư đang tiếp nhận khá nhiều thông tin tích cực như hạ trần lãi suất, chỉ số CPI tháng 5 chỉ tăng nhẹ hay gần nhất là thông tin áp dụng lệnh thị trường trên HoSE từ ngày 02/07..., điều này sẽ phần nào giúp nhà đầu tư được thuận lợi hơn trong hoạt động giao dịch./.
Linh Chi (Vietnam+)