Tiếp nối màu đỏ phiên trước trên các sàn chứng khoán châu Âu và Mỹ, chứng khoán châu Á mở cửa phiên 15/11 cũng chủ yếu đi xuống, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày hôm trước đã có động thái được cho là thách thức các đối thủ Đảng Cộng hòa khi chấp nhận việc tăng thuế đánh vào những người giàu ở Mỹ khi các cuộc thảo luận nhằm ngăn chặn vấn đề "vách đá tài chính" được khởi động trở lại.
Riêng tại Trung Quốc, nhà đầu tư còn chờ đợi thêm danh sách các nhà lãnh đạo mới của nước này được bầu sau Đại hội Đảng vừa kết thúc, được công bố muộn hơn trong ngày, để có quyết định giao dịch.
Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,60%, Hang Seng của Hong Kong mất 253,05 điểm, nhưng Nikkei 225 của Nhật lại tăng 0,45%.
Đêm trước (14/11) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng "đổ đèo" sau khi Tổng thống Obama gây thất vọng cho những người Cộng hòa trong một phát biểu về việc tăng thuế đánh vào những người giàu.
Sau khi tăng điểm vào đầu phiên nhờ kết quả lợi nhuận tích cực của hãng Cisco Systems, các cổ phiếu của Phố Wall đã bị đổ ra bán tháo sau khi ông Obama trình bày về thỏa thuận nói trên trong cuộc họp báo đầu tiên của ông kể từ sau khi tái đắc cử.
Theo các nhà phân tích, kế hoạch của ông Obama đã không mang lại niềm tin cho giới đầu tư và khiến họ bán tháo cổ phiếu, đưa Phố Wall đóng cửa ở mức điểm thấp nhất trong hơn 4 tháng qua.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều lao dốc và khép phiên với Dow Jones Industrial Average mất 185,23 điểm (1,45%) xuống 12.570,95 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 26/6 vừa qua; S&P 500 giảm 19,04 điểm (1,39%) xuống 1.355,49 điểm; trong khi Nasdaq Composite lùi 37,08 điểm (1,29%) về 2.846,81 điểm.
Tại châu Âu cùng ngày, các thị trường chứng khoán cũng đổ dốc trong bối cảnh các cuộc bãi công, biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của các chính phủ diễn ra ở nhiều quốc gia nợ nần ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ngoài ra, nỗi lo về triển vọng kinh tế tại Mỹ cũng khiến các nhà đầu tư rút về thế phòng thủ và bán đi cổ phiếu để bảo toàn đồng tiền của họ.
Đóng cửa phiên 14/11, FTSE 100 của Luân Đôn trượt 1,11% xuống 5.722,01 điểm; DAX 30 của Đức lùi 0,94% về 7.101,92 điểm và CAC 40 của Pari giảm 0,89% xuống 3.400,02 điểm.
Riêng tại Trung Quốc, nhà đầu tư còn chờ đợi thêm danh sách các nhà lãnh đạo mới của nước này được bầu sau Đại hội Đảng vừa kết thúc, được công bố muộn hơn trong ngày, để có quyết định giao dịch.
Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,60%, Hang Seng của Hong Kong mất 253,05 điểm, nhưng Nikkei 225 của Nhật lại tăng 0,45%.
Đêm trước (14/11) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng "đổ đèo" sau khi Tổng thống Obama gây thất vọng cho những người Cộng hòa trong một phát biểu về việc tăng thuế đánh vào những người giàu.
Sau khi tăng điểm vào đầu phiên nhờ kết quả lợi nhuận tích cực của hãng Cisco Systems, các cổ phiếu của Phố Wall đã bị đổ ra bán tháo sau khi ông Obama trình bày về thỏa thuận nói trên trong cuộc họp báo đầu tiên của ông kể từ sau khi tái đắc cử.
Theo các nhà phân tích, kế hoạch của ông Obama đã không mang lại niềm tin cho giới đầu tư và khiến họ bán tháo cổ phiếu, đưa Phố Wall đóng cửa ở mức điểm thấp nhất trong hơn 4 tháng qua.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều lao dốc và khép phiên với Dow Jones Industrial Average mất 185,23 điểm (1,45%) xuống 12.570,95 điểm - mức thấp nhất kể từ ngày 26/6 vừa qua; S&P 500 giảm 19,04 điểm (1,39%) xuống 1.355,49 điểm; trong khi Nasdaq Composite lùi 37,08 điểm (1,29%) về 2.846,81 điểm.
Tại châu Âu cùng ngày, các thị trường chứng khoán cũng đổ dốc trong bối cảnh các cuộc bãi công, biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của các chính phủ diễn ra ở nhiều quốc gia nợ nần ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ngoài ra, nỗi lo về triển vọng kinh tế tại Mỹ cũng khiến các nhà đầu tư rút về thế phòng thủ và bán đi cổ phiếu để bảo toàn đồng tiền của họ.
Đóng cửa phiên 14/11, FTSE 100 của Luân Đôn trượt 1,11% xuống 5.722,01 điểm; DAX 30 của Đức lùi 0,94% về 7.101,92 điểm và CAC 40 của Pari giảm 0,89% xuống 3.400,02 điểm.
Thùy Chi (TTXVN)