Môi trường biển Vịnh Nha Trang đang đứng trước những tác động tiêu cực chủ yếu từ các hoạt động của con người, vì thế cần phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng để nỗ lực bảo vệ tài, môi trường biển.
Ngày 8/6, nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang và Hội thảo về bảo tồn biển Vịnh Nha Trang.
Vịnh Nha Trang hiện có trên 350 loài san hô tạo rạn và 40 loài mới được ghi nhận, 222 loài cá rạn san hô, 120 loài thân mềm, 70 loài giáp xác, 248 loài rong biển… Đây là vùng biển có tính đa dạng sinh học cao so với các khu vực ven bờ khác ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay, môi trường biển vịnh này đang chịu nhiều tác động tiêu cực, do đó rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường nơi đây ngày một tốt hơn.
Trong 10 năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã triển khai, hoàn thành bốn hợp phần của dự án xây dựng, củng cố khu bảo tồn biển; kết hợp nhiều hoạt động tuần tra, bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức; tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, hỗ trợ sinh kế cho người dân…
Nhờ vậy, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã hoàn thành nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả cao, như bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học, độ che phủ của rạn san hô; cải thiện đời sống người dân, nâng cao nhận thức về môi trường; phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhiều thảm có biển có dấu hiệu phục hồi…
Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang đã chỉ ra sự biến động đa dạng sinh học và các mối đe dọa đối với hệ sinh thái Vịnh Nha Trang như sự mất mát diện tích rạn san hô do quá trình xây dựng lấn biển, sự bùng nổ của loài sinh vật sao biển, suy giảm sinh vật nguồn lợi, việc đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, chất độc…
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa đánh giá môi trường biển Vịnh Nha Trang đang đứng trước những thách thức phức tạp, khó kiểm soát, trong đó các tác động tiêu cực chủ yếu do các nguyên nhân chủ quan từ hoạt động của con người.
Do đó mọi nỗ lực bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Vịnh Nha Trang trước hết phải bắt nguồn từ nhận thức, cần có sự chung tay góp sức của mọi người trong xã hội.
Các đại biểu đã thống nhất, đề ra một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học ở đây như: nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi sinh vật trên rạn san hô, tạo điểm đến mới cho hoạt động du lịch, truyền thông nâng cao nhận thức, giám sát đánh giá hiệu quả quản lý nhằm xác định và thực thi quản lý thích ứng, chủ động đề phòng các sự cố môi trường…/.
Ngày 8/6, nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang và Hội thảo về bảo tồn biển Vịnh Nha Trang.
Vịnh Nha Trang hiện có trên 350 loài san hô tạo rạn và 40 loài mới được ghi nhận, 222 loài cá rạn san hô, 120 loài thân mềm, 70 loài giáp xác, 248 loài rong biển… Đây là vùng biển có tính đa dạng sinh học cao so với các khu vực ven bờ khác ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay, môi trường biển vịnh này đang chịu nhiều tác động tiêu cực, do đó rất cần sự chung tay, góp sức của toàn xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường nơi đây ngày một tốt hơn.
Trong 10 năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã triển khai, hoàn thành bốn hợp phần của dự án xây dựng, củng cố khu bảo tồn biển; kết hợp nhiều hoạt động tuần tra, bảo vệ cảnh quan, môi trường; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức; tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, hỗ trợ sinh kế cho người dân…
Nhờ vậy, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang đã hoàn thành nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả cao, như bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học, độ che phủ của rạn san hô; cải thiện đời sống người dân, nâng cao nhận thức về môi trường; phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nhiều thảm có biển có dấu hiệu phục hồi…
Tại hội thảo, nhiều nhà khoa học của Viện Hải dương học Nha Trang đã chỉ ra sự biến động đa dạng sinh học và các mối đe dọa đối với hệ sinh thái Vịnh Nha Trang như sự mất mát diện tích rạn san hô do quá trình xây dựng lấn biển, sự bùng nổ của loài sinh vật sao biển, suy giảm sinh vật nguồn lợi, việc đánh bắt thủy sản bằng chất nổ, chất độc…
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa đánh giá môi trường biển Vịnh Nha Trang đang đứng trước những thách thức phức tạp, khó kiểm soát, trong đó các tác động tiêu cực chủ yếu do các nguyên nhân chủ quan từ hoạt động của con người.
Do đó mọi nỗ lực bảo vệ tài nguyên và môi trường biển Vịnh Nha Trang trước hết phải bắt nguồn từ nhận thức, cần có sự chung tay góp sức của mọi người trong xã hội.
Các đại biểu đã thống nhất, đề ra một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học ở đây như: nâng cao vai trò của cộng đồng trong quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi sinh vật trên rạn san hô, tạo điểm đến mới cho hoạt động du lịch, truyền thông nâng cao nhận thức, giám sát đánh giá hiệu quả quản lý nhằm xác định và thực thi quản lý thích ứng, chủ động đề phòng các sự cố môi trường…/.
Quang Đức (TTXVN/Vietnam+)