Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000ha đất trồng lúa hai vụ sang nuôi trồng thủy sản nhằm cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.
Từ đầu năm 2013 đến nay, tỉnh Long An đã trích ngân sách hỗ trợ vốn cho nông dân ở các huyện vùng lũ Đồng Tháp Mười là Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ và huyện Thủ Thừa cải tạo ao, đồng ruộng, đăng quầng để khuyến khích bà con khai thác lũ về nuôi thủy sản.
Ngoài ra, hàng năm Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục giống thủy sản được hỗ trợ để hướng dẫn cho nông dân đưa giống mới, có giá trị kinh tế cao vào nuôi để đầu ra an toàn mang lại hiệu quả kinh tế.
Các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, hàng năm lũ đổ về có hơn 100.000ha đất ngâm lũ từ 3-5 tháng rất thuận lợi việc phát triển nuôi thủy sản trong ao, đăng quầng, đóng vèo, bè và nuôi trong ruộng lúa.
Tuy vậy, bà con vùng này, đa số là dân nghèo thiếu vốn, chỉ nuôi được hơn 2.000ha mặt nước ao, gần 1.000 bè cá, hàng trăm hécta đăng quầng, đóng vèo nuôi tôm càng xanh./.
Từ đầu năm 2013 đến nay, tỉnh Long An đã trích ngân sách hỗ trợ vốn cho nông dân ở các huyện vùng lũ Đồng Tháp Mười là Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ và huyện Thủ Thừa cải tạo ao, đồng ruộng, đăng quầng để khuyến khích bà con khai thác lũ về nuôi thủy sản.
Ngoài ra, hàng năm Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục giống thủy sản được hỗ trợ để hướng dẫn cho nông dân đưa giống mới, có giá trị kinh tế cao vào nuôi để đầu ra an toàn mang lại hiệu quả kinh tế.
Các huyện vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An, hàng năm lũ đổ về có hơn 100.000ha đất ngâm lũ từ 3-5 tháng rất thuận lợi việc phát triển nuôi thủy sản trong ao, đăng quầng, đóng vèo, bè và nuôi trong ruộng lúa.
Tuy vậy, bà con vùng này, đa số là dân nghèo thiếu vốn, chỉ nuôi được hơn 2.000ha mặt nước ao, gần 1.000 bè cá, hàng trăm hécta đăng quầng, đóng vèo nuôi tôm càng xanh./.
Thanh Tuấn (TTXVN)