Ngày 14/2, tạp chí kinh tế Tiền tệ và Thị trường (MAM) của Mỹ đã nêu bật 6 nguy cơ đang thách thức đà phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới sau khủng hoảng.
Hai nguy cơ đầu tiên đó là hàng trăm thành phố và nhiều bang trên nước Mỹ đang bên bờ vực phá sản về tài chính, trong khi thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới 10% tổng thu nhập nội địa (GDP) của Mỹ, gấp 5 lần mức thâm hụt hồi thập kỷ 1970 của thế kỷ trước.
Nguy cơ thứ ba mà các chuyên gia cảnh báo đó là quỹ an sinh xã hội hiện đã thâm hụt tới 130 tỷ USD và tiếp tục thâm hụt trong năm 2011. Tiếp đến, có tới 2.673 ngân hàng và quỹ tín dụng đang trong tình trạng nguy hiểm về tài chính. Trong danh sách này có các "đại gia" ngân hàng của Mỹ như JP Morgan Chase, Citigroup và Bank of America.
Nguy cơ thứ năm là dự trữ liên bang biến động dữ dội buộc các máy in tiền hoạt động hết công suất, cơ sở tiền tệ sẽ tăng gấp 2-3 lần trong vòng 2 năm và lãi suất giảm xuống mức gần 0%. Nguy cơ cuối cùng, theo giới chuyên gia, đó là quỹ thời gian để cải thiện tình hình không còn nhiều.
Ẩn sau vỏ bọc yên tĩnh, nhiều sự kiện tài chính bất lợi đã diễn ra dồn dập như các cơ quan xếp hạng uy tín liên tục hạ thấp giá trị của các trái phiếu, đặc biệt trái phiếu dài hạn và cơ quan phát hành trái phiếu Mỹ, đồng USD liên tục xuống giá, trong khi giá các hàng hóa chủ chốt không ngừng tăng./.
Hai nguy cơ đầu tiên đó là hàng trăm thành phố và nhiều bang trên nước Mỹ đang bên bờ vực phá sản về tài chính, trong khi thâm hụt ngân sách liên bang đã lên tới 10% tổng thu nhập nội địa (GDP) của Mỹ, gấp 5 lần mức thâm hụt hồi thập kỷ 1970 của thế kỷ trước.
Nguy cơ thứ ba mà các chuyên gia cảnh báo đó là quỹ an sinh xã hội hiện đã thâm hụt tới 130 tỷ USD và tiếp tục thâm hụt trong năm 2011. Tiếp đến, có tới 2.673 ngân hàng và quỹ tín dụng đang trong tình trạng nguy hiểm về tài chính. Trong danh sách này có các "đại gia" ngân hàng của Mỹ như JP Morgan Chase, Citigroup và Bank of America.
Nguy cơ thứ năm là dự trữ liên bang biến động dữ dội buộc các máy in tiền hoạt động hết công suất, cơ sở tiền tệ sẽ tăng gấp 2-3 lần trong vòng 2 năm và lãi suất giảm xuống mức gần 0%. Nguy cơ cuối cùng, theo giới chuyên gia, đó là quỹ thời gian để cải thiện tình hình không còn nhiều.
Ẩn sau vỏ bọc yên tĩnh, nhiều sự kiện tài chính bất lợi đã diễn ra dồn dập như các cơ quan xếp hạng uy tín liên tục hạ thấp giá trị của các trái phiếu, đặc biệt trái phiếu dài hạn và cơ quan phát hành trái phiếu Mỹ, đồng USD liên tục xuống giá, trong khi giá các hàng hóa chủ chốt không ngừng tăng./.
(TTXVN/Vietnam+)