Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen khẳng định với những kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp dệt may Đan Mạch sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao năng lực cạnh của mình.
Tại hội thảo với chủ đề “Hợp tác Việt Nam-Đan Mạch trong ngành dệt may," tổ chức ngày 28/3 tại Hà Nội, Đại sứ John Nielsen cho rằng đây là bước khởi đầu trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch, nhất là trong lĩnh vực dệt may.
Hiện Việt Nam đang đứng trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, ngành dệt may là một trong số những ngành phát triển tại Việt Nam, với mức tăng trưởng 23%/năm. Do vậy, doanh nghiệp hai nước càng có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may và sự hợp tác này sẽ cùng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cho cả hai nước.
Tuy nhiên, để xuất khẩu ổn định hàng dệt may sang thị trường Đan Mạch, Đại sứ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tới ba yếu tố là thuế, mẫu mã và điều kiện làm việc của người lao động.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong phạm vi các cam kết khi gia nhập WTO; đồng thời mong muốn các doanh nghiệp Đan Mạch tham gia các dự án đầu tư của ngành dệt may nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, ngành dệt may đang giữ một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Đan Mạch. Riêng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Đan Mạch đạt 64,8 triệu USD, chiếm 33,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này và tăng 60,5% so với năm 2009./.
Tại hội thảo với chủ đề “Hợp tác Việt Nam-Đan Mạch trong ngành dệt may," tổ chức ngày 28/3 tại Hà Nội, Đại sứ John Nielsen cho rằng đây là bước khởi đầu trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch, nhất là trong lĩnh vực dệt may.
Hiện Việt Nam đang đứng trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, ngành dệt may là một trong số những ngành phát triển tại Việt Nam, với mức tăng trưởng 23%/năm. Do vậy, doanh nghiệp hai nước càng có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dệt may và sự hợp tác này sẽ cùng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cho cả hai nước.
Tuy nhiên, để xuất khẩu ổn định hàng dệt may sang thị trường Đan Mạch, Đại sứ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú trọng tới ba yếu tố là thuế, mẫu mã và điều kiện làm việc của người lao động.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong phạm vi các cam kết khi gia nhập WTO; đồng thời mong muốn các doanh nghiệp Đan Mạch tham gia các dự án đầu tư của ngành dệt may nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả chất lượng các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, ngành dệt may đang giữ một vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Đan Mạch. Riêng năm 2010, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Đan Mạch đạt 64,8 triệu USD, chiếm 33,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này và tăng 60,5% so với năm 2009./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)