Hội thảo về “Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nuớc ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức ngày 13/10 tại Hà Nội là diễn đàn để các doanh nghiệp trong và ngoài nước giới thiệu khả năng, sản phẩm và nhu cầu hợp tác trong quá trình hợp tác kinh doanh, đầu tư và xuất khẩu.
Hội thảo nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Phát huy thế mạnh của kiều bào
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nuớc ngoài (Bộ Ngoại giao), cho biết cùng với sự phát triển của cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam, cộng đồng doanh nhân kiều bào đã tích cực phấn đấu vươn lên hội nhập và đóng góp thiết thực cho nước sở tại cũng như trong nước.
Những năm gần đây, lực lượng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài gia tăng về số lượng các và hiện diện ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mặc dù tiềm lực còn ở khiêm tốn nhưng cũng đã xuất hiện nhiều doanh nhân thành đạt làm chủ những doanh nghiệp có số vốn lên tới hàng trăm triệu USD.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước có khoảng 3.500 dự án doanh nghiệp có vốn đầu tư của kiều bào với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, tham gia ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế như thương mại, xây dựng, bất động sản, hàng hoá xuất khẩu, góp phần tạo việc làm và phát triển kinh tế.
Đại diện Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khẳng định với lợi thế có mạng lưới hơn 200 hội viên đang sinh sống và kinh doanh ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hiệp hội sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bước ra thị trường quốc tế, tìm kiếm đối tác và khách hàng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đạt được con số khá ấn tượng với nhiều mặt hàng xuất khẩu như giày dép, cà phê, gạo đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy vậy, nhiều nguời Việt Nam khi ra nước ngoài ít khi bắt gặp các nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam bởi hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đa phần là hàng gia công cho nước ngoài hoặc cung cấp nguyên liệu thô.
Mặc dù trong những năm gần đây, một số mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu riêng trong nước, nhưng vẫn chưa đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập, nhất là những thị trường "khó tính" như EU và Mỹ. Người Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài đa phần là chọn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ để bán vì giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú, được người tiêu dùng ưa thích.
Để hàng Việt có "chỗ đứng"
Theo các chuyên gia kinh tế, có thể thấy rằng hiện nay hàng Việt Nam chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế mẫu; việc đầu tư nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa được quan tâm; công tác quảng bá hình ảnh cho thương hiệu hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài ở mức tự phát chứ chưa có chiến lược mang tầm cỡ quốc gia.
Ngoài ra, khâu dịch vụ bán hàng như mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, lưu kho còn yếu. Để hàng Việt Nam đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế phải giải quyết hai khâu yếu nhất là mẫu mã, bao bì và chiến lược phân phối. Nếu có sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá cả vừa phải, cộng thêm với bước xây dựng kênh phân phối hợp lý thì hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội có "chỗ đứng" trong lòng người tiêu dùng quốc tế.
Đóng góp ý kiến vào các giải pháp phát triển và mở rộng thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam, ông Đỗ Trác Bàng, Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Canada-Việt Nam, cho rằng nhà nước, các bộ, ngành chuyên môn ở Việt Nam nên phát động và phổ biến phong trào với tên gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng quê hương” tại nước ngoài; có phương án chọn lọc đào tạo và giúp đỡ cho doanh nghiệp Việt kiều nước ngoài hoặc công ty môi giới nước ngoài có khả năng trong hoạt động, tìm kiếm hợp đồng tại thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam vào nước sở tại.
Ông Bàng cũng cho rằng nhà nước cần phát động và đặt ra giải thưởng trong hợp đồng xuất khẩu hàng Việt Nam, cũng như huấn luyện đào tạo cho các cán bộ kỹ thuật phụ trách phổ biến phong trào này tại nước ngoài về phương pháp chuyên môn để liên hệ và thặt chặt mối quan hệ giữa hàng hoá xuất khẩu với doanh nhân hoặc công ty môi giới nhập khẩu ở các nước có sức tiêu thụ hàng Việt Nam cao.
Còn theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, với lợi thế ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á, là thành viên của WTO, tham gia các hiệp định song phương và đa phương về mở cửa thị trường với các đối tác quan trọng như Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Ban, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Ấn Độ..., doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá tới nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, với một hệ thống pháp luật đổi mới và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, chính sách thông thoáng hơn đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế và tiếp tục tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới./.
Hội thảo nhằm tạo điều kiện gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực, trong đó trọng tâm là thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam ra thị trường quốc tế.
Phát huy thế mạnh của kiều bào
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nuớc ngoài (Bộ Ngoại giao), cho biết cùng với sự phát triển của cộng đồng người nước ngoài ở Việt Nam, cộng đồng doanh nhân kiều bào đã tích cực phấn đấu vươn lên hội nhập và đóng góp thiết thực cho nước sở tại cũng như trong nước.
Những năm gần đây, lực lượng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài gia tăng về số lượng các và hiện diện ở hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Mặc dù tiềm lực còn ở khiêm tốn nhưng cũng đã xuất hiện nhiều doanh nhân thành đạt làm chủ những doanh nghiệp có số vốn lên tới hàng trăm triệu USD.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đến nay cả nước có khoảng 3.500 dự án doanh nghiệp có vốn đầu tư của kiều bào với tổng vốn đăng ký gần 11 tỷ USD, tham gia ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế như thương mại, xây dựng, bất động sản, hàng hoá xuất khẩu, góp phần tạo việc làm và phát triển kinh tế.
Đại diện Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khẳng định với lợi thế có mạng lưới hơn 200 hội viên đang sinh sống và kinh doanh ở 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hiệp hội sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bước ra thị trường quốc tế, tìm kiếm đối tác và khách hàng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua đạt được con số khá ấn tượng với nhiều mặt hàng xuất khẩu như giày dép, cà phê, gạo đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy vậy, nhiều nguời Việt Nam khi ra nước ngoài ít khi bắt gặp các nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam bởi hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đa phần là hàng gia công cho nước ngoài hoặc cung cấp nguyên liệu thô.
Mặc dù trong những năm gần đây, một số mặt hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được thương hiệu riêng trong nước, nhưng vẫn chưa đủ sức bước ra thị trường nước ngoài một cách độc lập, nhất là những thị trường "khó tính" như EU và Mỹ. Người Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài đa phần là chọn hàng Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ để bán vì giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, phong phú, được người tiêu dùng ưa thích.
Để hàng Việt có "chỗ đứng"
Theo các chuyên gia kinh tế, có thể thấy rằng hiện nay hàng Việt Nam chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế mẫu; việc đầu tư nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chưa được quan tâm; công tác quảng bá hình ảnh cho thương hiệu hàng hóa Việt Nam ở nước ngoài ở mức tự phát chứ chưa có chiến lược mang tầm cỡ quốc gia.
Ngoài ra, khâu dịch vụ bán hàng như mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, lưu kho còn yếu. Để hàng Việt Nam đứng vững và phát triển trên thị trường quốc tế phải giải quyết hai khâu yếu nhất là mẫu mã, bao bì và chiến lược phân phối. Nếu có sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, giá cả vừa phải, cộng thêm với bước xây dựng kênh phân phối hợp lý thì hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội có "chỗ đứng" trong lòng người tiêu dùng quốc tế.
Đóng góp ý kiến vào các giải pháp phát triển và mở rộng thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam, ông Đỗ Trác Bàng, Chủ tịch Hiệp hội hữu nghị Canada-Việt Nam, cho rằng nhà nước, các bộ, ngành chuyên môn ở Việt Nam nên phát động và phổ biến phong trào với tên gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng quê hương” tại nước ngoài; có phương án chọn lọc đào tạo và giúp đỡ cho doanh nghiệp Việt kiều nước ngoài hoặc công ty môi giới nước ngoài có khả năng trong hoạt động, tìm kiếm hợp đồng tại thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam vào nước sở tại.
Ông Bàng cũng cho rằng nhà nước cần phát động và đặt ra giải thưởng trong hợp đồng xuất khẩu hàng Việt Nam, cũng như huấn luyện đào tạo cho các cán bộ kỹ thuật phụ trách phổ biến phong trào này tại nước ngoài về phương pháp chuyên môn để liên hệ và thặt chặt mối quan hệ giữa hàng hoá xuất khẩu với doanh nhân hoặc công ty môi giới nhập khẩu ở các nước có sức tiêu thụ hàng Việt Nam cao.
Còn theo ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công Thương, với lợi thế ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á, là thành viên của WTO, tham gia các hiệp định song phương và đa phương về mở cửa thị trường với các đối tác quan trọng như Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Ban, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Ấn Độ..., doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường hàng hoá tới nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, với một hệ thống pháp luật đổi mới và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, chính sách thông thoáng hơn đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế và tiếp tục tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)