Các nhà khoa học đã lần đầu tiên ước tính số lượng các hành tinh trong dải thiên hà của chúng ta và công bố những con số khổng lồ: Có ít nhất 50 tỷ hành tinh trong dải Ngân hà.
Ngoài ra, ít nhất 500 triệu hành tinh trong số trên nằm trong vùng không quá nóng và không quá lạnh nơi sự sống có thể tồn tại. Con số này được suy ra từ những kết quả trước đó mà kính thiên văn Kepler của NASA thu thập được.
Trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ vì sự Tiến bộ Khoa học diễn ra ngày 19/2 tại Washington, ông William Borucki, trưởng nhóm phân tích dữ liệu Kepler cho biết các nhà khoa học đã coi số lượng hành tinh họ phát hiện được trong năm đầu tìm kiếm là một phần nhỏ của bầu trời đêm rồi sau đó tiến hành ước lượng về khả năng các ngôi sao có những hành tinh quay xung quanh.
Đến nay, Kepler đã phát hiện 1.235 hành tinh, trong đó 54 hành tình nằm trong vùng nơi sự sống có thể tồn tại. Nhiệm vụ chính của kính thiên văn này không phải là xác định các thế giới riêng biệt mà cung cấp cho các nhà thiên văn khả năng phán đoán về việc có bao nhiêu hành tinh, đặc biệt là những hành tinh có tiềm năng nằm trong “vùng sống”, trong dải Ngân hà.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng tỷ lệ bao quát bầu trời 1/400 của Kepler và suy luận ra từ đó. Ông Borucki và các đồng nghiệp tính toán cứ hai ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh và cứ 200 ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh nằm trong “vùng sống”.
Đó chỉ là con số tối thiểu vì những ngôi sao này có thể có hơn một hành tinh và Kepler vẫn chưa có tầm nhìn đủ xa để thấy được những hành tinh nằm cách xa ngôi sao mà nó quay quanh.
Ví dụ, các nhà thiên văn nói rằng nếu kính thiên văn Kepler cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng và đang theo dõi Mặt Trời của chúng ta đồng thời phát hiện sao Kim đang di chuyển ngang qua, thì cơ hội nhìn thấy Trái Đất chỉ là 1/8.
Để ước tính tổng số hành tinh, các nhà khoa học sau đó sử dụng tần xuất đã quan sát được và áp dụng đối với số lượng các ngôi sao trong dải Ngân hà.
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tính toán có 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà, song năm ngoái, một nhà khoa học thuộc Đại học Yale khẳng định con số này là gần 300 tỷ./.
Ngoài ra, ít nhất 500 triệu hành tinh trong số trên nằm trong vùng không quá nóng và không quá lạnh nơi sự sống có thể tồn tại. Con số này được suy ra từ những kết quả trước đó mà kính thiên văn Kepler của NASA thu thập được.
Trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ vì sự Tiến bộ Khoa học diễn ra ngày 19/2 tại Washington, ông William Borucki, trưởng nhóm phân tích dữ liệu Kepler cho biết các nhà khoa học đã coi số lượng hành tinh họ phát hiện được trong năm đầu tìm kiếm là một phần nhỏ của bầu trời đêm rồi sau đó tiến hành ước lượng về khả năng các ngôi sao có những hành tinh quay xung quanh.
Đến nay, Kepler đã phát hiện 1.235 hành tinh, trong đó 54 hành tình nằm trong vùng nơi sự sống có thể tồn tại. Nhiệm vụ chính của kính thiên văn này không phải là xác định các thế giới riêng biệt mà cung cấp cho các nhà thiên văn khả năng phán đoán về việc có bao nhiêu hành tinh, đặc biệt là những hành tinh có tiềm năng nằm trong “vùng sống”, trong dải Ngân hà.
Các nhà khoa học sẽ sử dụng tỷ lệ bao quát bầu trời 1/400 của Kepler và suy luận ra từ đó. Ông Borucki và các đồng nghiệp tính toán cứ hai ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh và cứ 200 ngôi sao thì có một ngôi sao có hành tinh nằm trong “vùng sống”.
Đó chỉ là con số tối thiểu vì những ngôi sao này có thể có hơn một hành tinh và Kepler vẫn chưa có tầm nhìn đủ xa để thấy được những hành tinh nằm cách xa ngôi sao mà nó quay quanh.
Ví dụ, các nhà thiên văn nói rằng nếu kính thiên văn Kepler cách Trái Đất 1.000 năm ánh sáng và đang theo dõi Mặt Trời của chúng ta đồng thời phát hiện sao Kim đang di chuyển ngang qua, thì cơ hội nhìn thấy Trái Đất chỉ là 1/8.
Để ước tính tổng số hành tinh, các nhà khoa học sau đó sử dụng tần xuất đã quan sát được và áp dụng đối với số lượng các ngôi sao trong dải Ngân hà.
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học tính toán có 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà, song năm ngoái, một nhà khoa học thuộc Đại học Yale khẳng định con số này là gần 300 tỷ./.
Huy Lê (Vietnam+)