Hà Nội đang trong không khí tưng bừng của những ngày chào mừng Đại lễ. Phóng viên Vietnam+ tìm đến nhà Di sản ở 87 Mã Mây, Hà Nội. Trái với không khí náo nhiệt ngoài phố, trong ngôi nhà cổ này không rực rỡ đèn hoa mà mang vẻ trầm tư chờ từng bước chân của du khách đến tham quan.
Nhà Di sản trầm mặc trong Đại lễ
Mặc dù trong những ngày này, tại ngôi nhà cổ vẫn đang diễn ra cuộc triển lãm “Rồng trong gốm cổ Việt," một sự kiện chào mừng Đại lễ nhưng không khí trong ngôi nhà không ồn ào, huyên náo, dòng người lặng lẽ bước theo nhau với các cung bậc xúc cảm khác nhau hiện trên từng gương mặt.
Nhà số 87 Mã Mây đã thể hiện được nghệ thuật xây dựng nhà truyền thống của Khu phố cổ Hà Nội. Đó là nghệ thuật xây dựng cổ truyền với các hệ thống vì kèo gỗ trang trí chạm khắc, hệ thống sàn vỉa gạch trên dầm gỗ (lát sàn gạch trên dầm gỗ).
Ở tầng một, tại phòng thuở xưa để gia chủ bán hàng hiện tại đang bày hàng trăm cổ vật, đa số đều có hình tượng về Rồng. Trong đó có đôi chóe Hàng Long Phục Hổ, nói về hai vị La hán số 4 và số 10 (trong thập bát La Hán) bắt hai con rồng và hổ dữ hàng phục, quy Phật, bộ đĩa cửu long (chín chiếc đĩa rồng cổ) vẽ tinh xảo, bộ bát vật gồm long, li, quy, phượng và ngư, phúc, hạc, hổ...
Phần nội thất của ngôi nhà được bài trí bằng đồ gỗ đặc biệt là phòng khách và phòng ngủ. Phòng khách là nơi trang trọng nên gia chủ đặt bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối và bộ tràng kỷ để tiếp khách, trên tường treo bộ tứ quý khắc gỗ.
Tất cả đều gợi về một lối sống, một nếp nhà rất... Hà Nội. Thế nên, ai cũng nghĩ đây là điểm đến đặc biệt nhân dịp Đại lễ, vậy mà...
Vui buồn theo chân du khách
Chị Bùi Thị Thơm, hướng dẫn viên du lịch ở nhà Di sản cho biết, trong dịp Đại lễ này, lượng khách du lịch tăng gấp ba lần so với ngày thường và chủ yếu là khách nước ngoài.
Khi được hỏi về lịch biểu diễn nghệ thuật dân tộc để phục vụ du khách tại ngôi nhà cổ thì chị Thơm cho hay nơi đây chỉ có chương trình biểu diễn ca trù vào ngày đầu của dịp Đại lễ.
Tại sảnh trước phòng ngủ của gia chủ, chị Nguyễn Thị Vui, nhân viên ở nhà Di sản vừa ngồi thêu vừa kể chúng tôi nghe, khách tham quan, nhất là khách nước ngoài tỏ ra rất thích được xem thêu trực tiếp trên sản phẩm họ sẽ mua làm đồ lưu niệm về Hà Nội nên nhiều người đã kiên nhẫn đợi chị hoàn thành tác phẩm để họ mua luôn.
Chị Vui ngồi thêu bên hiên nhà trông ra giếng trời đã giúp du khách mường tượng được cách sinh hoạt của người Hà thành thuở xưa. Hình ảnh thiếu nữ yêu kiều cần mẫn bên khung thêu tinh tế từng đường kim mũi chỉ với bao xúc cảm của mình.
Chúng tôi gặp những gương mặt ngạc nhiên và ánh mắt tán thưởng của những vị khách ngoại quốc. Họ tỏ ra đặc biệt thích thú khi đi thăm ngôi nhà cổ này.
Ông Jonh Max đến từ nước Anh đã bày tỏ tình cảm của mình trước vẻ đẹp của ngôi nhà cổ này: “Thật tuyệt nếu các bạn giữ được một dãy phố có những ngôi nhà cổ quý giá như thế này.”
Không chỉ khách nước ngoài, du khách trong nước cũng xúc động khi được khám phá cuộc sống xa xưa của người Hà Nội qua những ngôi nhà cổ. Chị Thu Huệ, một du khách đến từ Nam Định cho biết, ngày thường thi thoảng chị vẫn lên Hà Nội vì công việc và thăm thú đây đó nhưng chỉ dịp Đại lễ chị mới đến ngôi nhà cổ này. Mặc dù không phải người Hà Nội nhưng chị vẫn tự hào bởi ngôi nhà như chứng nhân cho một quá trình lịch sử đã xa của người Việt Nam.
Bên cạnh vẻ thích thú và hãnh diện, trên gương mặt chị Huệ vẫn thoáng hiện nên nỗi buồn. Chị giải thích cho điều này là bởi, trong ngôi nhà cổ của người Hà Nội này người ta bày cả những đồ lưu niệm ngay tại phòng ngủ của chủ nhà khiến chị bối rối trong việc phân biệt kiến trúc không gian của ngôi nhà cổ với dịch vụ phục vụ du khách ngày nay.
“Giá mà những món hàng lưu niệm này người ta đưa ra một khu riêng thì khách như chúng tôi sẽ không bị hiểu lầm đó là tài sản của chủ xưa ở ngôi nhà này,” chị Huệ chia sẻ.
Thông cảm với sự bối rối của chị Huệ, chị Bình, một người gốc Hà Nội cũng cho hay: “Tôi đã từng sống trong ngôi nhà của ông bà mình thuở xưa nhưng chưa bao giờ thấy những bàn đựng đồ lưu niệm như thế này.”
Dẫu sao, đến với ngôi nhà Di sản này, nhất là lại trong dịp Đại lễ, chị Bình như được trở về chính ngôi nhà của ông cha mình thưở xưa. Bao cảm xúc dồn tới, chị như thấy hình ảnh của những người thân yêu của mình trở về, bùi ngùi và sâu lắng./.
Nhà Di sản trầm mặc trong Đại lễ
Mặc dù trong những ngày này, tại ngôi nhà cổ vẫn đang diễn ra cuộc triển lãm “Rồng trong gốm cổ Việt," một sự kiện chào mừng Đại lễ nhưng không khí trong ngôi nhà không ồn ào, huyên náo, dòng người lặng lẽ bước theo nhau với các cung bậc xúc cảm khác nhau hiện trên từng gương mặt.
Nhà số 87 Mã Mây đã thể hiện được nghệ thuật xây dựng nhà truyền thống của Khu phố cổ Hà Nội. Đó là nghệ thuật xây dựng cổ truyền với các hệ thống vì kèo gỗ trang trí chạm khắc, hệ thống sàn vỉa gạch trên dầm gỗ (lát sàn gạch trên dầm gỗ).
Ở tầng một, tại phòng thuở xưa để gia chủ bán hàng hiện tại đang bày hàng trăm cổ vật, đa số đều có hình tượng về Rồng. Trong đó có đôi chóe Hàng Long Phục Hổ, nói về hai vị La hán số 4 và số 10 (trong thập bát La Hán) bắt hai con rồng và hổ dữ hàng phục, quy Phật, bộ đĩa cửu long (chín chiếc đĩa rồng cổ) vẽ tinh xảo, bộ bát vật gồm long, li, quy, phượng và ngư, phúc, hạc, hổ...
Phần nội thất của ngôi nhà được bài trí bằng đồ gỗ đặc biệt là phòng khách và phòng ngủ. Phòng khách là nơi trang trọng nên gia chủ đặt bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối và bộ tràng kỷ để tiếp khách, trên tường treo bộ tứ quý khắc gỗ.
Tất cả đều gợi về một lối sống, một nếp nhà rất... Hà Nội. Thế nên, ai cũng nghĩ đây là điểm đến đặc biệt nhân dịp Đại lễ, vậy mà...
Vui buồn theo chân du khách
Chị Bùi Thị Thơm, hướng dẫn viên du lịch ở nhà Di sản cho biết, trong dịp Đại lễ này, lượng khách du lịch tăng gấp ba lần so với ngày thường và chủ yếu là khách nước ngoài.
Khi được hỏi về lịch biểu diễn nghệ thuật dân tộc để phục vụ du khách tại ngôi nhà cổ thì chị Thơm cho hay nơi đây chỉ có chương trình biểu diễn ca trù vào ngày đầu của dịp Đại lễ.
Tại sảnh trước phòng ngủ của gia chủ, chị Nguyễn Thị Vui, nhân viên ở nhà Di sản vừa ngồi thêu vừa kể chúng tôi nghe, khách tham quan, nhất là khách nước ngoài tỏ ra rất thích được xem thêu trực tiếp trên sản phẩm họ sẽ mua làm đồ lưu niệm về Hà Nội nên nhiều người đã kiên nhẫn đợi chị hoàn thành tác phẩm để họ mua luôn.
Chị Vui ngồi thêu bên hiên nhà trông ra giếng trời đã giúp du khách mường tượng được cách sinh hoạt của người Hà thành thuở xưa. Hình ảnh thiếu nữ yêu kiều cần mẫn bên khung thêu tinh tế từng đường kim mũi chỉ với bao xúc cảm của mình.
Chúng tôi gặp những gương mặt ngạc nhiên và ánh mắt tán thưởng của những vị khách ngoại quốc. Họ tỏ ra đặc biệt thích thú khi đi thăm ngôi nhà cổ này.
Ông Jonh Max đến từ nước Anh đã bày tỏ tình cảm của mình trước vẻ đẹp của ngôi nhà cổ này: “Thật tuyệt nếu các bạn giữ được một dãy phố có những ngôi nhà cổ quý giá như thế này.”
Không chỉ khách nước ngoài, du khách trong nước cũng xúc động khi được khám phá cuộc sống xa xưa của người Hà Nội qua những ngôi nhà cổ. Chị Thu Huệ, một du khách đến từ Nam Định cho biết, ngày thường thi thoảng chị vẫn lên Hà Nội vì công việc và thăm thú đây đó nhưng chỉ dịp Đại lễ chị mới đến ngôi nhà cổ này. Mặc dù không phải người Hà Nội nhưng chị vẫn tự hào bởi ngôi nhà như chứng nhân cho một quá trình lịch sử đã xa của người Việt Nam.
Bên cạnh vẻ thích thú và hãnh diện, trên gương mặt chị Huệ vẫn thoáng hiện nên nỗi buồn. Chị giải thích cho điều này là bởi, trong ngôi nhà cổ của người Hà Nội này người ta bày cả những đồ lưu niệm ngay tại phòng ngủ của chủ nhà khiến chị bối rối trong việc phân biệt kiến trúc không gian của ngôi nhà cổ với dịch vụ phục vụ du khách ngày nay.
“Giá mà những món hàng lưu niệm này người ta đưa ra một khu riêng thì khách như chúng tôi sẽ không bị hiểu lầm đó là tài sản của chủ xưa ở ngôi nhà này,” chị Huệ chia sẻ.
Thông cảm với sự bối rối của chị Huệ, chị Bình, một người gốc Hà Nội cũng cho hay: “Tôi đã từng sống trong ngôi nhà của ông bà mình thuở xưa nhưng chưa bao giờ thấy những bàn đựng đồ lưu niệm như thế này.”
Dẫu sao, đến với ngôi nhà Di sản này, nhất là lại trong dịp Đại lễ, chị Bình như được trở về chính ngôi nhà của ông cha mình thưở xưa. Bao cảm xúc dồn tới, chị như thấy hình ảnh của những người thân yêu của mình trở về, bùi ngùi và sâu lắng./.
Thiên Linh (Vietnam+)