Trung tâm nghiên cứu sinh sản gấu trúc Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, miền Nam Trung Quốc thông báo một cặp gấu trúc con đã chào đời sáng 11/8 tại một vườn thú ở xứ Phù Tang, nơi các chuyên gia của trung tâm này đang hợp tác nghiên cứu về vấn đề sinh sản của loài gấu trúc.
Điểm đặc biệt của đôi gấu trúc mới chào đời là "anh em" song sinh nhưng khác giới tính. Gấu trúc mẹ Liang Bin đã sinh ra cặp gấu trúc con tại vườn thú Shirahama, thuộc tỉnh Wakayama của Nhật Bản.
Bé gấu đực nặng 158 gram "lọt lòng" một giờ trước khi cô em gấu cái ra đời, nặng 123 gram. Hiện cả ba mẹ con gấu trúc đều đang được chăm sóc trong điều kiện tốt.
Trước khi sinh cặp gấu trúc đáng yêu này, Liang Bian cũng đã sinh đôi một cặp gấu khác.
Từ năm 1994, Trung Quốc và Nhật Bản đã cùng mở một chương trình nghiên cứu về sinh sản của gấu trúc, sau khi 12 chú gấu con được ra đời tại Nhật Bản và đến nay, 11 con vẫn còn sống. Không chỉ hợp tác cùng Nhật Bản, Trung Quốc còn mở rộng chương trình này tại Mỹ và một số nước châu Âu.
Ở Trung Quốc hiện có khoảng 1.600 chú gấu trúc sống trong môi trường tự nhiên hoang dã, chủ yếu tại tỉnh Tứ Xuyên và các tỉnh phía Bắc là Sơn Tây và Cam Túc.
290 chú gấu khác được nuôi nhốt rải rác tại khu vực để nghiên cứu sinh sản theo các chương trình nghiên cứu thế giới.
Riêng tỉnh Tứ Xuyên đang nghiên cứu và chăm sóc cả một "tiểu đội" gấu con gồm 16 chú gấu được sinh ra ngay tại Trung tâm Thành Đô và Trung tâm nghiên cứu bảo vệ gấu trúc lớn Wolong.
Trung tâm Wolong cũng đang chờ đợi sự ra đời của hơn 10 chú gấu con khác trong khoảng 1-2 tháng tới./.
Điểm đặc biệt của đôi gấu trúc mới chào đời là "anh em" song sinh nhưng khác giới tính. Gấu trúc mẹ Liang Bin đã sinh ra cặp gấu trúc con tại vườn thú Shirahama, thuộc tỉnh Wakayama của Nhật Bản.
Bé gấu đực nặng 158 gram "lọt lòng" một giờ trước khi cô em gấu cái ra đời, nặng 123 gram. Hiện cả ba mẹ con gấu trúc đều đang được chăm sóc trong điều kiện tốt.
Trước khi sinh cặp gấu trúc đáng yêu này, Liang Bian cũng đã sinh đôi một cặp gấu khác.
Từ năm 1994, Trung Quốc và Nhật Bản đã cùng mở một chương trình nghiên cứu về sinh sản của gấu trúc, sau khi 12 chú gấu con được ra đời tại Nhật Bản và đến nay, 11 con vẫn còn sống. Không chỉ hợp tác cùng Nhật Bản, Trung Quốc còn mở rộng chương trình này tại Mỹ và một số nước châu Âu.
Ở Trung Quốc hiện có khoảng 1.600 chú gấu trúc sống trong môi trường tự nhiên hoang dã, chủ yếu tại tỉnh Tứ Xuyên và các tỉnh phía Bắc là Sơn Tây và Cam Túc.
290 chú gấu khác được nuôi nhốt rải rác tại khu vực để nghiên cứu sinh sản theo các chương trình nghiên cứu thế giới.
Riêng tỉnh Tứ Xuyên đang nghiên cứu và chăm sóc cả một "tiểu đội" gấu con gồm 16 chú gấu được sinh ra ngay tại Trung tâm Thành Đô và Trung tâm nghiên cứu bảo vệ gấu trúc lớn Wolong.
Trung tâm Wolong cũng đang chờ đợi sự ra đời của hơn 10 chú gấu con khác trong khoảng 1-2 tháng tới./.
(TTXVN/Vietnam+)