Gần 200 thành viên thuộc Hội Người khuyết tật các tỉnh trên cả nước đã tham gia hội thảo “Người khuyết tật trong giai đoạn mới - Hòa nhập và phát triển” do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD), Hội người khuyết tật Hà Nội và Ban Hành động vì sự Phát triển và Hòa nhập (IDEA) tổ chức ngày 10/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Với 3 nội dung trọng tâm: Sự phát triển của các tổ chức hội người khuyết tật, việc làm cho người khuyết tật và vai trò của người phụ nữ khuyết tật trong giai đoạn mới, hội thảo là dịp để người khuyết tật chia sẻ những khó khăn, rào cản trong quá trình tìm kiếm việc làm, tìm kiếm hạnh phúc gia đình, cũng như những thành công trong học tập, lao động, ý tưởng và cách làm hay thông qua mô hình hội, câu lạc bộ người khuyết tật tiêu biểu.
Việc làm là vấn đề được nhiều ý kiến trao đổi nhất. Trong thực tế, người khuyết tật gặp rất nhiều rào cản để có thể tìm được một công việc phù hợp. Sự quan tâm của xã hội không phải chỉ dừng lại ở công tác từ thiện, mà quan trọng là giúp đỡ, tạo cơ hội việc làm cho họ để họ có thu nhập tự sống, sống vui, và không còn cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đa số phụ nữ khuyết tật sống ở nông thôn nên không có điều kiện học hành. Trong khi việc đồng áng không phù hợp thì ngay cả những việc nhẹ nhàng hơn cũng chỉ có thể đem lại cho họ mức thu nhập ít ỏi, không đủ sinh sống. Tìm kiếm hạnh phúc gia đình không hề đơn giản vì chính bản thân người khuyết tật còn có tâm lý mặc cảm về các khiếm khuyết thân thể mình, xã hội cũng còn không ít định kiến việc người phụ nữ khuyết tật kết hôn. Do vậy để thích nghi được trong giai đoạn mới, không những người phụ nữ khuyết tật phải nghị lực hơn, tự lập hơn mà xã hội cũng cần có những chia sẻ, giúp đỡ thiết thực.
Hầu hết các hội, câu lạc bộ người khuyết tật được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải về kinh phí và tìm kiếm nhân lực nên rất khó mở rộng hội viên, duy trì hoạt động. Trong khi chính đó là cầu nối hòa nhập cộng đồng gần gũi và hiệu quả đối với người khuyết tật.
Hội Người khuyết tật Hà Nội được đánh giá là nơi có nhiều cách làm hay, tạo sức lan tỏa và ảnh hưởng đến việc ra đời nhiều hội, câu lạc bộ người khuyết tật trên cả nước. Hội đã xây dựng được một tầm nhìn hoạt động dài hạn, xây dựng hệ thống hội xuống tận cấp quận huyện, phường xã, tổ chức nên các ban chuyên môn (ban dạy nghề, ban phụ nữ…) và đội ngũ giảng viên nguồn. Công việc này hết sức quan trọng, tạo nguồn nhân lực, hoạt động của hội vươn tới cơ sở, tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các mạnh thường quân, nắm sát tâm tư, nguyện vọng của người khuyết tật, tạo sức lan tỏa yêu thương trong khu dân cư và xã hội…
Hội cũng đã tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn nâng cao nhận thức cho chị em với nhiều nội dung thú vị, tổ chức tham quan dã ngoại, qua đó giúp chị em nâng khả năng giao tiếp, tự tin hơn và tìm được người bạn đời của mình./.
Với 3 nội dung trọng tâm: Sự phát triển của các tổ chức hội người khuyết tật, việc làm cho người khuyết tật và vai trò của người phụ nữ khuyết tật trong giai đoạn mới, hội thảo là dịp để người khuyết tật chia sẻ những khó khăn, rào cản trong quá trình tìm kiếm việc làm, tìm kiếm hạnh phúc gia đình, cũng như những thành công trong học tập, lao động, ý tưởng và cách làm hay thông qua mô hình hội, câu lạc bộ người khuyết tật tiêu biểu.
Việc làm là vấn đề được nhiều ý kiến trao đổi nhất. Trong thực tế, người khuyết tật gặp rất nhiều rào cản để có thể tìm được một công việc phù hợp. Sự quan tâm của xã hội không phải chỉ dừng lại ở công tác từ thiện, mà quan trọng là giúp đỡ, tạo cơ hội việc làm cho họ để họ có thu nhập tự sống, sống vui, và không còn cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đa số phụ nữ khuyết tật sống ở nông thôn nên không có điều kiện học hành. Trong khi việc đồng áng không phù hợp thì ngay cả những việc nhẹ nhàng hơn cũng chỉ có thể đem lại cho họ mức thu nhập ít ỏi, không đủ sinh sống. Tìm kiếm hạnh phúc gia đình không hề đơn giản vì chính bản thân người khuyết tật còn có tâm lý mặc cảm về các khiếm khuyết thân thể mình, xã hội cũng còn không ít định kiến việc người phụ nữ khuyết tật kết hôn. Do vậy để thích nghi được trong giai đoạn mới, không những người phụ nữ khuyết tật phải nghị lực hơn, tự lập hơn mà xã hội cũng cần có những chia sẻ, giúp đỡ thiết thực.
Hầu hết các hội, câu lạc bộ người khuyết tật được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải về kinh phí và tìm kiếm nhân lực nên rất khó mở rộng hội viên, duy trì hoạt động. Trong khi chính đó là cầu nối hòa nhập cộng đồng gần gũi và hiệu quả đối với người khuyết tật.
Hội Người khuyết tật Hà Nội được đánh giá là nơi có nhiều cách làm hay, tạo sức lan tỏa và ảnh hưởng đến việc ra đời nhiều hội, câu lạc bộ người khuyết tật trên cả nước. Hội đã xây dựng được một tầm nhìn hoạt động dài hạn, xây dựng hệ thống hội xuống tận cấp quận huyện, phường xã, tổ chức nên các ban chuyên môn (ban dạy nghề, ban phụ nữ…) và đội ngũ giảng viên nguồn. Công việc này hết sức quan trọng, tạo nguồn nhân lực, hoạt động của hội vươn tới cơ sở, tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các mạnh thường quân, nắm sát tâm tư, nguyện vọng của người khuyết tật, tạo sức lan tỏa yêu thương trong khu dân cư và xã hội…
Hội cũng đã tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn nâng cao nhận thức cho chị em với nhiều nội dung thú vị, tổ chức tham quan dã ngoại, qua đó giúp chị em nâng khả năng giao tiếp, tự tin hơn và tìm được người bạn đời của mình./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)