Sáng 29/4, tỉnh Nghệ An tổ chức công bố và đón nhận bằng chứng nhận Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An do UNESCO trao tặng.
Khu dự trữ sinh quyển nằm trên địa bàn chín huyện miền núi phía Tây Nghệ An, với diện tích hơn 1,3 triệu hécta (lớn nhất Đông Nam Á); được chia làm 3 vùng, gồm: vùng lõi 191.922ha; vùng đệm 503.270ha và vùng chuyển tiếp 608.093ha. Đây là hành lang xanh kết nối Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tạo nên sự liên tục về môi trường sống và các sinh cảnh.
Với tính đa dạng sinh học rất cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng mưa nhiệt đới phía Bắc dãy Trường Sơn, khu dự trữ là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt-Lào.
Độ che phủ của rừng trong toàn khu vực trên 70% với nhiều đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đinh, Pù Mát, là hiện trường lý tưởng để tiến hành các chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An hiện có 70 loài thực vật và 80 loài động vật được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Trong đó, có nhiều loại đặc biệt quý hiếm, đặc hữu của khu vực như Sao La, Chà Vá chân nâu, Mang lớn, Thỏ vằn, Sa mu dầu; 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 83 loài cá, 39 loài dơi...
Bên cạnh đó, khu dự trữ sinh quyển là nơi sinh sống của hơn 884.000 người thuộc 7 dân tộc: Kinh, Thái, Khơ Mú, Thổ, H'Mông, Đan Lai và Ơ Đu (chỉ còn lại khoảng 340 người), giúp mọi người khám phá nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam, góp phần đưa bản sắc dân tộc quảng bá rộng rãi.
Nhân dịp này, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng công nhận cây Sa Mu dầu là cây di sản Việt Nam cho tỉnh Nghệ An./.
Khu dự trữ sinh quyển nằm trên địa bàn chín huyện miền núi phía Tây Nghệ An, với diện tích hơn 1,3 triệu hécta (lớn nhất Đông Nam Á); được chia làm 3 vùng, gồm: vùng lõi 191.922ha; vùng đệm 503.270ha và vùng chuyển tiếp 608.093ha. Đây là hành lang xanh kết nối Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tạo nên sự liên tục về môi trường sống và các sinh cảnh.
Với tính đa dạng sinh học rất cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng mưa nhiệt đới phía Bắc dãy Trường Sơn, khu dự trữ là khu vực duy nhất của miền Bắc còn lại một diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực dọc biên giới Việt-Lào.
Độ che phủ của rừng trong toàn khu vực trên 70% với nhiều đỉnh núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đinh, Pù Mát, là hiện trường lý tưởng để tiến hành các chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An hiện có 70 loài thực vật và 80 loài động vật được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Trong đó, có nhiều loại đặc biệt quý hiếm, đặc hữu của khu vực như Sao La, Chà Vá chân nâu, Mang lớn, Thỏ vằn, Sa mu dầu; 295 loài chim, 54 loài lưỡng cư và bò sát, 83 loài cá, 39 loài dơi...
Bên cạnh đó, khu dự trữ sinh quyển là nơi sinh sống của hơn 884.000 người thuộc 7 dân tộc: Kinh, Thái, Khơ Mú, Thổ, H'Mông, Đan Lai và Ơ Đu (chỉ còn lại khoảng 340 người), giúp mọi người khám phá nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam, góp phần đưa bản sắc dân tộc quảng bá rộng rãi.
Nhân dịp này, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao bằng công nhận cây Sa Mu dầu là cây di sản Việt Nam cho tỉnh Nghệ An./.
Viết Hùng (TTXVN/Vietnam+)