Tờ New York Times của Mỹ ngày 26/12 cho biết vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico gây thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ hồi tháng Tư vừa qua là do toàn bộ hệ thống bảo vệ trên giàn khoan này không hoạt động.
Báo trên đã tự tiến hành điều tra nguyên nhân thảm họa và kết luận rằng toàn bộ hệ thống bảo vệ trên giàn khoan Deepwater Horizon đã bị tê liệt.
Một số thiết bị bảo vệ được triển khai nhưng không hoạt động, một số được kích hoạt quá muộn, số còn lại thậm chí chưa hề được triển khai. Thông tin liên lạc đứt rời, các tín hiệu cảnh báo không được tiếp nhận, các công nhân ở những vị trí trọng yếu không phối hợp được với nhau để xử lý sự cố.
Theo báo trên, sau khi xảy ra nổ, các công nhân khoan dầu đã lo đối phó trong 9 phút mà những công nhân còn lại trên giàn khoan không nhận được tín hiệu cảnh báo nào.
Tờ báo đưa ra hai nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ trên giàn khoan bị tê liệt.
Thứ nhất, các công nhân làm việc trên giàn khoan không được huấn luyện để đối phó với tình huống xấu nhất.
Mặc dù có kinh nghiệm xử lý những vấn đề thông thường trên giàn khoan, nhưng họ chưa được trang bị đủ để xử lý những sự cố lớn dẫn tới cháy nổ và mất điện hoàn toàn.
Thứ hai, hệ thống bảo vệ giàn khoan quá phức tạp, chỉ riêng hệ thống bảo vệ khẩn cấp có tới 30 nút điều khiển.
Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống bảo vệ mặc dù rất chi tiết, nhưng các phần hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp thường yêu cầu hành động nhanh, nhưng không được thái quá.
Giàn khoan Deepwater Horizon do tập đoàn dầu mỏ BP của Anh vận hành. Vụ nổ hôm 20/4 khiến giàn khoan này bị sập, 11 công nhân thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Vụ nổ còn làm rò rỉ một lượng lớn dầu thô ra các bờ biển quanh vùng Vịnh Mexico, các cơ quan hữu quan phải mất ba tháng mới dọn sạch được các vết dầu loang./.
Báo trên đã tự tiến hành điều tra nguyên nhân thảm họa và kết luận rằng toàn bộ hệ thống bảo vệ trên giàn khoan Deepwater Horizon đã bị tê liệt.
Một số thiết bị bảo vệ được triển khai nhưng không hoạt động, một số được kích hoạt quá muộn, số còn lại thậm chí chưa hề được triển khai. Thông tin liên lạc đứt rời, các tín hiệu cảnh báo không được tiếp nhận, các công nhân ở những vị trí trọng yếu không phối hợp được với nhau để xử lý sự cố.
Theo báo trên, sau khi xảy ra nổ, các công nhân khoan dầu đã lo đối phó trong 9 phút mà những công nhân còn lại trên giàn khoan không nhận được tín hiệu cảnh báo nào.
Tờ báo đưa ra hai nguyên nhân chính khiến hệ thống bảo vệ trên giàn khoan bị tê liệt.
Thứ nhất, các công nhân làm việc trên giàn khoan không được huấn luyện để đối phó với tình huống xấu nhất.
Mặc dù có kinh nghiệm xử lý những vấn đề thông thường trên giàn khoan, nhưng họ chưa được trang bị đủ để xử lý những sự cố lớn dẫn tới cháy nổ và mất điện hoàn toàn.
Thứ hai, hệ thống bảo vệ giàn khoan quá phức tạp, chỉ riêng hệ thống bảo vệ khẩn cấp có tới 30 nút điều khiển.
Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống bảo vệ mặc dù rất chi tiết, nhưng các phần hướng dẫn xử lý tình huống khẩn cấp thường yêu cầu hành động nhanh, nhưng không được thái quá.
Giàn khoan Deepwater Horizon do tập đoàn dầu mỏ BP của Anh vận hành. Vụ nổ hôm 20/4 khiến giàn khoan này bị sập, 11 công nhân thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Vụ nổ còn làm rò rỉ một lượng lớn dầu thô ra các bờ biển quanh vùng Vịnh Mexico, các cơ quan hữu quan phải mất ba tháng mới dọn sạch được các vết dầu loang./.
(TTXVN/Vietnam+)