Đây là bộ phim kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minhtrên biển (23/10/1961-23/10/2011), mỗitập phim sẽ có thời lượng 45 phút, do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Công ty PhimGiải Phóng hợp tác sản xuất.
Cuộc chiến ác liệt và những hy sinh anh dũng
Bộ phim được tác giảĐình Kính chuyển thể từ hai cuốn tiểu thuyết “Sóng chìm” và “Người của biển,”từng được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008.
Biên tập Phạm Thùy Nhân,cây bút dày dạn trong nghề cho biết: “Nói đến phim truyện là nói đến sựhư cấu. Để hấp dẫn các bạn trẻ và được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi đã gộp lạithành đường dây, câu chuyện kịch tính. Mỗi nhân vật đều có một tínhcách, một số phận riêng, đại diện tiêu biểu cho một thế hệ trong thờichiến.”
40 tập phim xoay quanh hai con tàu T.67 và T.37 do hai Thuyền trường Tòng(Thế Tâm), quê ở Vũng Rô, Phú Yên và Lê (Hoàng Phi), người Hải Phòng, chỉ huy.
Với nhiệm vụ đưa nhiều tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men ra chiến trường miền Nam, hai con tàu lại cập bến chính ở Làng Cát, Vũng Rô. Tòng rất hy vọng được gặp lại vợ là TưNhâm (Đinh Y Nhung). Còn Lê phải tạm xa người yêu là Thúy, nữ kỹ sư thiết kế của Nhà máy Đóngtàu Hải Phòng.
Bộ phim thể hiện một cách chân thực nhất những hiểm nguy mà cácchiến sỹ phải đối mặt trên suốt chặng đường dài, phải đương đầu với kẻ địch đượctrang bị tối tân hiện đại, hay thiên nhiên bão tố.
Mỗi chuyến Tàu không sốlà một cuộc chiến đấu sống còn của các chiến sỹ. Cuộc chiến của các anhkhông chỉ diễn ra trên biển mà cả ở trên bộ. Các anh có khi bị bao vây cả tuần,đói khát, bệnh tật, song vẫn nhất quyết chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ, không chịu để lọt vào tay địch.
Song song với mặt trận trên biển, bộphim còn tái hiện cuộc sống ở hậu phương miền Bắc và đặc biệt ca ngợi sự dũngcảm, mưu trí, những hy sinh vì đất nước của các chiến sỹ cách mạng và người dânnơi tiếp nhận những chuyến tàu.
Một trong những sự hy sinh được khắc họa điển hình là hình ảnh nhân vật Tư Nhâm - Chỉ huymạng lưới giao liên ở Làng Cát, vợ của Thuyền trưởng Tòng. Lần thứ hai khi Thuyền trưởng Tòng chở vũ khi về Làng Cát, chưa kịp vợ thì anh đã phải chiến đấu với địch. Cuối cùng để tránh cho vũ khí không rơi vào tay giặc, anh đã phải đánh chìm tàu và anh dũng hy sinh.
Tư Nhâm phải gạt nỗi đau riêng để tiếp tục chiến đấu, nhằm tạo vỏ bọc chắc chắnhơn cô phải nhận lời cầu hôn của thiếu tá ngụy Hai Rạng (Lý Hùng).
Bi kịch của Tư Nhâmbị đẩy đến tột cùng khi chị ở lại quê hương sau chiến thắng năm 1975, nhưngnhững đồng đội cũ đều đã hy sinh, chị phải chịu tiếng là kẻ phản bội.
Mãi chođến ngày Thuyền trưởng Lê, nay là đại tá hải quân, trở về Làng Cát thămhương hồn đồng đội cũ, khi đó những chiến công thầm lặng của Tư Nhâm - nữ quân báo - người vợ thảo hiền của Thuyền trưởng Tòng - mới được chứng thực.
Bi kịch của chiến tranh còn xảy ra với Tỉnh độitrưởng Sáu Sinh, khi ông biết đại úy biệt kích ngụy Ba Hoàng (Lâm Minh Thắng), làcon trai mình mà không thể nhìn nhận. Chính tay Ba Hoàng đã bắn chết ông và sau nàyanh ta gần như hóa điên khi biết được sự thật.
Câu chuyện của những người làmphim
Khởi quay từ giữa tháng 6/2011, bộ phim 40 tập về đề tài chiến tranh đượcdàn dựng rất công phu, hoành tráng, ra mắt khán giả đúng dịp lễ kỷ nệm 50 năm Đường Hồ Chí Minhtrên biển làmột nỗ lực rất lớn của các nhà làm phim.
Đạo diễn trẻ Đinh Thái Thụy tâm sự:“Tôi thuộc thế hệ sinh ra trong thời bình, nhưng với sự trợ giúp của cáccựu chiến binh Tàu không số, chúng tôi đã cố gắng chuyển tải được một phần cuộcchiến ác liệt lên phim một cách sinh động nhất. Được Bộ Quốc phòng và Binhchủng Hải quân hỗ trợ, chúng tôi đã thực hiện quay những đại cảnh kết hợpgiữa không quân, hải quân và bộ binh với sự tham gia của trực thăng, tàuchiến, tàu không số và hơn 500 chiến sỹ; những cảnh chiến đấu,vây ráp, hay những cảnh hai tàu không số và hai chiếc trực thăng nổtung…”
Ông Nguyễn Thái Hòa, Giám đốc Hãng phim Giải Phóng cho biết: “Chúng tôiđã cố gắng hết sức bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Đây là bộ phim chiến tranhác liệt, để kịp hoàn thành quay trước mùa bão lũ, nhiều khi chúng tôi phải lậphai đoàn phim, huy động năm tổ quay, chín camera để kịp tiến độ. Anh chị emdiễn viên cũng cố gắng đặc biệt khi diễn xuất. Ở phần hậu kỳ, để kịp tiến độ lênsóng, chúng tôi phải làm việc 24 giờ một ngày.”
Bối cảnh phim được quay ở bađịa điểm chính là Bình Thuận, Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Diễnviên Lý Hùng tâm sự: “Tôi khâm phục những chiến sỹ hải quân của đoàn Tàu khôngsố bao nhiêu, thì cố gắng hóa thân vào nhân vật bấy nhiêu. Bộ phim này rất có ýnghĩa, mang tính lịch sử, giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước. Đây là món quà của những người nghệ sỹ gửi tặng các chiến sỹ hải quân.”
Diễn viên,người mẫu Hoàng Phi, 25 tuổi, trong vai thuyển trưởng Lê cũng bộc bạch: “Tôichưa bao giờ đi tàu biển, nhưng được sự chỉ bảo tận tình của các cựu binh ởHải Phòng, tôi đã học hỏi được rất nhiều và cố gắng thể hiện thật tốt hình ảnhquả cảm của các chú trên phim.”
Trong buổi ra mắt phim, Tổng giám đốc HTV NguyễnQuý Hòa cho biết đây là bộ phim truyền hình được đầu tư lớn nhất từ trước tớinay (khoảng 16 tỷ đồng), có giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt để thể hiện lòngbiết ơn và ghi lại một phần công lao của các chiến sỹ đoàn Tàu không số.
Đónggóp kinh phí làm phim còn có ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tậpđoàn Tuần Châu, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh đoàn Tàu không số, từng hoạtđộng 5 năm trên tàu từ khi mới 15 tuổi./.