Một con rùa biển đã khiến các nhà hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường kinh ngạc khi thực hiện một chuyến hành trình dài để trở về đúng nơi mà nó "nở" ra cách đây 32 năm - bờ biển Rantau Abang, thuộc bang Terengganu ở Bắc Malaysia.
Con rùa này - thuộc giống rùa luýt khổng lồ, giống rùa được coi là lớn nhất của biển cả - bỗng chốc trở nên nổi tiếng khi trở về bờ biển Rantau Abang hồi tháng Bảy, và được phong danh hiệu "Công chúa bãi biển Rantau Abang."
Chính tại đây, năm 1978, con rùa đã ra đời. Không lâu sau đó, nó được thả về biển sau khi được đánh dấu trên mai và chân trái để nhận biết.
Sau 32 năm, "công chúa" rùa đã đạt được các số đo lý tưởng khi nặng 500kg và có chiều dài 1,5m, bề ngang 1,16m.
Ngày 12/8 vừa qua, "công chúa" rùa đã được thả về biển khơi, mang trên mình một máy phát vệ tinh bé xíu nhằm giúp các nhà hoạt động môi trường theo dõi hành trình di trú.
Tổng Giám đốc Sở Ngư nghiệp Malaysia Ahamad Sabki Mahmood khẳng định đây là một điều vô cùng kỳ diệu khi những con rùa luýt đã quay trở lại vùng biển này. Điều đó chứng tỏ rằng Rantau Abang vẫn là "cái nôi" của loài rùa, và hy vọng sẽ có thêm nhiều con rùa nữa quay trở lại đây trong giai đoạn "nằm ổ" từ ngày 15-20/8 tới.
Theo ông Ahamad, sau khi được thả về biển, có thể "công chúa" rùa sẽ thực hiện một hành trình đi qua các bờ biển của Việt Nam, Nhật Bản trước khi "thẳng tiến" đến Thái Bình Dương. Ngoài ra, có khả năng nó sẽ "du lịch" tới Indonesia hoặc New Zealand trước khi một lần nữa quay về vùng biển quê nhà.
Cách đây 75 triệu năm, giống rùa luýt đã có mặt trên Trái Đất, và bờ biển ở Terengganu, Malaysia là nơi duy nhất giống rùa này đẻ và ấp trứng.
Sự trở lại của loài rùa này làm các nhà môi trường càng có thêm hy vọng phục hồi những loài động vật đang bị có nguy cơ tuyệt chủng.
Cách đây vài tuần, một vài con rùa thuộc giống rùa mai xanh cũng đã trở về bờ biển Malaysia, tuy nhiên một số nhà khoa học nhận định chúng có thể biến mất vĩnh viễn trên Trái Đất nếu không còn nơi trú ngụ./.
Con rùa này - thuộc giống rùa luýt khổng lồ, giống rùa được coi là lớn nhất của biển cả - bỗng chốc trở nên nổi tiếng khi trở về bờ biển Rantau Abang hồi tháng Bảy, và được phong danh hiệu "Công chúa bãi biển Rantau Abang."
Chính tại đây, năm 1978, con rùa đã ra đời. Không lâu sau đó, nó được thả về biển sau khi được đánh dấu trên mai và chân trái để nhận biết.
Sau 32 năm, "công chúa" rùa đã đạt được các số đo lý tưởng khi nặng 500kg và có chiều dài 1,5m, bề ngang 1,16m.
Ngày 12/8 vừa qua, "công chúa" rùa đã được thả về biển khơi, mang trên mình một máy phát vệ tinh bé xíu nhằm giúp các nhà hoạt động môi trường theo dõi hành trình di trú.
Tổng Giám đốc Sở Ngư nghiệp Malaysia Ahamad Sabki Mahmood khẳng định đây là một điều vô cùng kỳ diệu khi những con rùa luýt đã quay trở lại vùng biển này. Điều đó chứng tỏ rằng Rantau Abang vẫn là "cái nôi" của loài rùa, và hy vọng sẽ có thêm nhiều con rùa nữa quay trở lại đây trong giai đoạn "nằm ổ" từ ngày 15-20/8 tới.
Theo ông Ahamad, sau khi được thả về biển, có thể "công chúa" rùa sẽ thực hiện một hành trình đi qua các bờ biển của Việt Nam, Nhật Bản trước khi "thẳng tiến" đến Thái Bình Dương. Ngoài ra, có khả năng nó sẽ "du lịch" tới Indonesia hoặc New Zealand trước khi một lần nữa quay về vùng biển quê nhà.
Cách đây 75 triệu năm, giống rùa luýt đã có mặt trên Trái Đất, và bờ biển ở Terengganu, Malaysia là nơi duy nhất giống rùa này đẻ và ấp trứng.
Sự trở lại của loài rùa này làm các nhà môi trường càng có thêm hy vọng phục hồi những loài động vật đang bị có nguy cơ tuyệt chủng.
Cách đây vài tuần, một vài con rùa thuộc giống rùa mai xanh cũng đã trở về bờ biển Malaysia, tuy nhiên một số nhà khoa học nhận định chúng có thể biến mất vĩnh viễn trên Trái Đất nếu không còn nơi trú ngụ./.
(TTXVN/Vietnam+)