Các nhà khoa học thuộc Đại học Wake Forest (Mỹ) vừa nghiên cứu công nghệ làm lành vết thương bằng cách "in" tổ chức da nhân tạo lên bề mặt vết thương.
Công nghệ này được vận hành giống như một chiếc máy in phun, trong đó "mực in" được làm bằng tế bào sống. Thông qua phản ứng hỗn hợp và hóa học của nhiều vật chất, công nghệ này có thể thực hiện "in" một lớp tế bào sống lên bề mặt các vết thương qua đó giúp làm lành nhanh các vết thương.
Hiện tại, công nghệ này đã được thí nghiệm thành công trên động vật và chứng minh có công hiệu thúc đẩy nhanh sự hồi phục và làm lành các vết thương.
Các nhà khoa học cho biết tổ chức da có vai trò quan trọng đối với việc làm lành vết thương. Việc thiếu hụt da do bị thương hoặc bị bỏng nặng sẽ khiến vết thương rất khó lành, đồng thời là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm trùng thậm chí tử vong.
Thông qua thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học phát hiện, chuột thí nghiệm được điều trị vết thương bằng công nghệ trên sau thời gian hai hoạc ba tuần vết thương đã lành lặn. Sang tuần thứ ba toàn bộ vết thương đã kín miệng và hình thành sẹo.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tiến hành thí nghiệm trên lợn (là động vật có tổ chức da tương tự của người) để chứng minh tính khả thi của công nghệ này./.
Công nghệ này được vận hành giống như một chiếc máy in phun, trong đó "mực in" được làm bằng tế bào sống. Thông qua phản ứng hỗn hợp và hóa học của nhiều vật chất, công nghệ này có thể thực hiện "in" một lớp tế bào sống lên bề mặt các vết thương qua đó giúp làm lành nhanh các vết thương.
Hiện tại, công nghệ này đã được thí nghiệm thành công trên động vật và chứng minh có công hiệu thúc đẩy nhanh sự hồi phục và làm lành các vết thương.
Các nhà khoa học cho biết tổ chức da có vai trò quan trọng đối với việc làm lành vết thương. Việc thiếu hụt da do bị thương hoặc bị bỏng nặng sẽ khiến vết thương rất khó lành, đồng thời là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm trùng thậm chí tử vong.
Thông qua thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học phát hiện, chuột thí nghiệm được điều trị vết thương bằng công nghệ trên sau thời gian hai hoạc ba tuần vết thương đã lành lặn. Sang tuần thứ ba toàn bộ vết thương đã kín miệng và hình thành sẹo.
Bước tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tiến hành thí nghiệm trên lợn (là động vật có tổ chức da tương tự của người) để chứng minh tính khả thi của công nghệ này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)