Trang web của đài BBC vừa cho biết, một thiết bị mới có tên gọi “micro ear” có thể giúp nghe được âm thanh của vi khuẩn.
“Micro ear” là công nghệ laser hoạt động trên nguyên lý kẹp quang học (optical tweezers), do nhóm các nhà khoa học Anh thuộc Đại học Glasgow, Đại học Oxford và Viện nghiên cứu y học quốc gia cùng nghiên cứu chế tạo.
Các nhà khoa học hy vọng thiết bị này có thể trở thành một thiết bị thí nghiệm tiêu chuẩn nhằm nghe hiệu quả hơn các hoạt động của thế giới vi mô, bao gồm việc nghe tình hình hoạt động của tế bào, tác dụng của thuốc đối với nhóm vi sinh vật.
Jon Cooper thuộc Đại học Glasgow, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ “micro ear” giống như một chiếc microphone nhó bé và nhạy cảm, có thể nghe được âm thanh về hoạt động của vi khuẩn hoặc tế bào.
Được biết, trước mắt, các nhà khoa học đã nghe được âm thanh về chuyển động Brownian của các hạt trong chất lỏng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn có kế hoạch lợi dụng “micro ear” để nghe âm thanh do tiên mao flagellum phát ra khi vi khuẩn hoạt động.
Ngoài lĩnh vực nghiên cứu cơ sở, công nghệ “micro ear” cũng có thể được ứng dụng vào lĩnh vực y tế. Các nhà khoa học có thể lợi dụng công nghệ “micro ear” để nghe quá trình ảnh hưởng của thuốc đối với vi sinh vật.
Các nhà khoa học hy vọng bước tiếp theo có thể thông qua “micro ear” để nghe âm thanh của loài ký sinh trùng Trypanosoma - thủ phạm chính gây bệnh buồn ngủ, qua đó giúp nghiên cứu thuốc mới để điều trị căn bệnh này./.
“Micro ear” là công nghệ laser hoạt động trên nguyên lý kẹp quang học (optical tweezers), do nhóm các nhà khoa học Anh thuộc Đại học Glasgow, Đại học Oxford và Viện nghiên cứu y học quốc gia cùng nghiên cứu chế tạo.
Các nhà khoa học hy vọng thiết bị này có thể trở thành một thiết bị thí nghiệm tiêu chuẩn nhằm nghe hiệu quả hơn các hoạt động của thế giới vi mô, bao gồm việc nghe tình hình hoạt động của tế bào, tác dụng của thuốc đối với nhóm vi sinh vật.
Jon Cooper thuộc Đại học Glasgow, phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ “micro ear” giống như một chiếc microphone nhó bé và nhạy cảm, có thể nghe được âm thanh về hoạt động của vi khuẩn hoặc tế bào.
Được biết, trước mắt, các nhà khoa học đã nghe được âm thanh về chuyển động Brownian của các hạt trong chất lỏng. Ngoài ra, các nhà khoa học còn có kế hoạch lợi dụng “micro ear” để nghe âm thanh do tiên mao flagellum phát ra khi vi khuẩn hoạt động.
Ngoài lĩnh vực nghiên cứu cơ sở, công nghệ “micro ear” cũng có thể được ứng dụng vào lĩnh vực y tế. Các nhà khoa học có thể lợi dụng công nghệ “micro ear” để nghe quá trình ảnh hưởng của thuốc đối với vi sinh vật.
Các nhà khoa học hy vọng bước tiếp theo có thể thông qua “micro ear” để nghe âm thanh của loài ký sinh trùng Trypanosoma - thủ phạm chính gây bệnh buồn ngủ, qua đó giúp nghiên cứu thuốc mới để điều trị căn bệnh này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)