Mặc dù tập trung nhiều tập đoàn công nghiệp cơ điện tử hàng đầu thế giới như Canon, Toyota, Yamaha, Panasonic, GM, Huyndai, Daewoo… cùng với một số doanh nghiệp nội địa khác nhưng giá trị gia tăng của công nghiệp cơ điện tử Hà Nội còn thấp và là hạn chế lớn nhất của ngành này.
Nguyên nhân được Sở Công Thương Hà Nội xác định, do các tập đoàn, doanh nghiệp tập trung vào khâu lắp ráp, chưa tham gia nhiều các công đoạn có giá trị gia tăng lớn như nghiên cứu thiết kế kỹ thuật, chế tạo linh kiện chi tiết, marketing hay dịch vụ phân phối bán hàng.
Sản phẩm cơ điện tử thường là sản phẩm mang tính kết hợp cao có tính quốc tế, đòi hỏi phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, kết hợp tốt các bộ phận cấu thành và đồng thời phải tạo ra được giá trị cốt lõi riêng, nhưng nhiều sản phẩm chưa đạt được yêu cầu này.
Tỷ trọng đầu vào là các linh phụ kiện nhập khẩu còn lớn, phần chế tạo trong nước quá nhỏ, chuyên môn hóa chưa sâu, dẫn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng thấp so với các nước khu vực. Một nguyên nhân quan trọng khác, do công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ điện tử trong nước còn quá yếu. Ngoài ra, sự yếu kém về quản lý, trình độ nguồn nhân lực, công nghệ, tiếp cận thị trường,… cũng là hạn chế lớn của các doanh nghiệp cơ điện tử Hà Nội.
Thị trường trong nước nhỏ, lại không ổn định dẫn đến việc đầu tư sản xuất trong nước khó khăn, khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Tại Hà Nội, liên doanh lắp ráp ôtô Daihatsu Vietindo Vindaco đã phải đóng cửa sau 12 năm hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm. Nhà lắp ráp tivi lớn Nhật Bản tại Việt Nam là liên doanh Sony cũng ngừng hoạt động năm 2010.
Một số sản phẩm cơ điện tử từng là thế mạnh của Hà Nội như tivi, đầu đĩa, đài đĩa CD,… tới nay gần như đã vắng mặt trên thị trường. Các sản phẩm mới đưa ra thị trường như điện thoại bàn, điện thoại di động, máy tính bảng… đang phải cạnh tranh quyết liệt để tạo ra phân khúc thị trường riêng cho mình. Năm 2012, do thị trường đình đốn, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ôtô đã phải cắt giảm sản lượng.
Tại Hà Nội, một số sản phẩm cơ điện tử đã được sản xuất qui mô lớn, hầu hết là do các doanh nghiệp vốn FDI đến từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… thực hiện. Điển hình nhất cho sản phẩm cơ điện tử Hà Nội là của Công ty Canon Nhật Bản tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, với khoảng 6 triệu máy in màu và 1,3 triệu máy scaner một năm. Xe máy của Công ty Yamaha motor Việt Nam với sản lượng 1 triệu xe/năm, ôtô du lịch của Công ty GM Mỹ với sản lượng 10.000 xe /năm...
Về phía các doanh nghiệp Việt, các sản phẩm cơ điện tử lớn như xe tải của Công ty Xuân Kiên, TMT, Thành Công,… cũng đạt tới sản lượng 50.000 xe/năm. Máy biến thế của Công ty chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC), Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) đạt sản lượng trên 1.000 cái/ năm...
Trong 5 năm trở lại đây, vốn đầu tư sản xuất các sản phẩm này tại Hà Nội đã tăng gấp hai lần, tới nay đã đạt khoảng 1 tỷ USD. Mỗi năm, các công ty sản xuất các sản phẩm này nộp ngân sách đạt khoảng 3.000 tỷ đồng/năm, trong đó riêng Công ty Yamaha motor chiếm 85% số nộp này./.
Nguyên nhân được Sở Công Thương Hà Nội xác định, do các tập đoàn, doanh nghiệp tập trung vào khâu lắp ráp, chưa tham gia nhiều các công đoạn có giá trị gia tăng lớn như nghiên cứu thiết kế kỹ thuật, chế tạo linh kiện chi tiết, marketing hay dịch vụ phân phối bán hàng.
Sản phẩm cơ điện tử thường là sản phẩm mang tính kết hợp cao có tính quốc tế, đòi hỏi phải tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, kết hợp tốt các bộ phận cấu thành và đồng thời phải tạo ra được giá trị cốt lõi riêng, nhưng nhiều sản phẩm chưa đạt được yêu cầu này.
Tỷ trọng đầu vào là các linh phụ kiện nhập khẩu còn lớn, phần chế tạo trong nước quá nhỏ, chuyên môn hóa chưa sâu, dẫn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng thấp so với các nước khu vực. Một nguyên nhân quan trọng khác, do công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ điện tử trong nước còn quá yếu. Ngoài ra, sự yếu kém về quản lý, trình độ nguồn nhân lực, công nghệ, tiếp cận thị trường,… cũng là hạn chế lớn của các doanh nghiệp cơ điện tử Hà Nội.
Thị trường trong nước nhỏ, lại không ổn định dẫn đến việc đầu tư sản xuất trong nước khó khăn, khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Tại Hà Nội, liên doanh lắp ráp ôtô Daihatsu Vietindo Vindaco đã phải đóng cửa sau 12 năm hoạt động do không tiêu thụ được sản phẩm. Nhà lắp ráp tivi lớn Nhật Bản tại Việt Nam là liên doanh Sony cũng ngừng hoạt động năm 2010.
Một số sản phẩm cơ điện tử từng là thế mạnh của Hà Nội như tivi, đầu đĩa, đài đĩa CD,… tới nay gần như đã vắng mặt trên thị trường. Các sản phẩm mới đưa ra thị trường như điện thoại bàn, điện thoại di động, máy tính bảng… đang phải cạnh tranh quyết liệt để tạo ra phân khúc thị trường riêng cho mình. Năm 2012, do thị trường đình đốn, nhiều doanh nghiệp lắp ráp ôtô đã phải cắt giảm sản lượng.
Tại Hà Nội, một số sản phẩm cơ điện tử đã được sản xuất qui mô lớn, hầu hết là do các doanh nghiệp vốn FDI đến từ Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… thực hiện. Điển hình nhất cho sản phẩm cơ điện tử Hà Nội là của Công ty Canon Nhật Bản tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, với khoảng 6 triệu máy in màu và 1,3 triệu máy scaner một năm. Xe máy của Công ty Yamaha motor Việt Nam với sản lượng 1 triệu xe/năm, ôtô du lịch của Công ty GM Mỹ với sản lượng 10.000 xe /năm...
Về phía các doanh nghiệp Việt, các sản phẩm cơ điện tử lớn như xe tải của Công ty Xuân Kiên, TMT, Thành Công,… cũng đạt tới sản lượng 50.000 xe/năm. Máy biến thế của Công ty chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC), Công ty chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) đạt sản lượng trên 1.000 cái/ năm...
Trong 5 năm trở lại đây, vốn đầu tư sản xuất các sản phẩm này tại Hà Nội đã tăng gấp hai lần, tới nay đã đạt khoảng 1 tỷ USD. Mỗi năm, các công ty sản xuất các sản phẩm này nộp ngân sách đạt khoảng 3.000 tỷ đồng/năm, trong đó riêng Công ty Yamaha motor chiếm 85% số nộp này./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)