Bảy Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp được chuyển đổi, gồmCông ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Chư M’Lanh, Rừng Xanh, EaH’mơ, Ya Lốp (nằm trên địa bàn huyện Ea Súp), Ea Wy, Thuần Mẫn (Ea H’Leo) vàCông ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Lắk (huyện Lắk), quản lýtổng diện tích rừng và đất rừng trên 91.289 ha, với trên 220 lao động.
Cũng theo ông Đinh Văn Khiết, các Công ty này do không đủ năng lực xây dựng cácphương án sản xuất kinh doanh, sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, không cónguồn để trả tiền lương cho người lao động.
Thậm chí, có doanh nghiệp nợ lương cán bộ, người lao động kéo dài từ 5-6 thángliền, có lãnh đạo đơn vị xin nghỉ việc... Nghiêm trọng hơn, các công ty đềubuông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng để mặc cho người dân lấn chiếm đất rừng,khai thác gỗ trái phép làm cho rừng, đất rừng trên địa bàn ngày càng thu hẹp.
Điển hình là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Chư M’Lanh(Ea Súp) được giao quản lý hơn 14.720ha rừng, đất rừng nhưng do buông lỏng côngtác quản lý nên đến nay đã có trên 6.000ha đất rừng bị người dân lấn chiếm đểtrồng hoa màu và cây cao su….
Hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đang chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hànhkiểm tra, rà soát lại thực trạng rừng, đất rừng, lập phương án sắp xếp, chuyểnđổi thành Ban quản lý rừng cụ thể cho từng đơn vị.
Tỉnh cũng đặc biệt quan tâm giải quyết các chế độ chính sách hợp tình, hợp lýcho người lao động ở các đơn vị trước và sau khi chuyển đổi; kiên quyết thu hồimột số diện tích đất rừng mà các hộ gia đình khai thác, lấn chiếm đất rừng tráiphép; thậm chí, không bồi thường hoa màu trên đất./.