Costa Rica ban bố tình trạng khẩn cấp do núi lửa phun trào

Giới chức Costa Rica đã ban bố báo tình trạng khẩn cấp tại các địa phương nằm trong phạm vi ảnh hưởng của núi lửa Turrialba đang hoạt động mạnh trong hai ngày qua.
Costa Rica ban bố tình trạng khẩn cấp do núi lửa phun trào ảnh 1Núi lửa Turrialba hoạt động. (Nguồn: AFP)

Ngày 30/10, giới chức Costa Rica đã ban bố báo tình trạng khẩn cấp tại các địa phương nằm trong phạm vi ảnh hưởng của núi lửa Turrialba đang hoạt động mạnh trong hai ngày qua.

Trong một tuyên bố, Ủy ban Tình trạng khẩn cấp quốc gia Costa Rica cho biết các cư dân sinh sống tại các khu vực gần núi lửa đã được sơ tán tới thị trấn Santa Cruz de Turrialba.

Ủy ban trên cũng đã ra lệnh đóng cửa công viên quốc gia gần núi lửa Turrialba.

Hiện cư dân thủ đô San Jose - cách núi lửa khoảng 35km, cũng có thể ngửi thấy mùi lưu huỳnh bốc ra từ ngọn núi lửa, trong khi tại thành phố Colon cách đó 50km cũng nhìn thấy khói bụi núi lửa.

Núi lửa trên bắt đầu phun trào từ đêm 29/10 với cường độ ngày một mạnh lên, tạo ra những cột tro bụi cao tới 300m, khiến các nhà khoa học phải tạm ngừng công tác quan sát, nghiên cứu thực địa.

Theo Trung tâm Nghiên cứu địa chấn học quốc gia Costa Rica, núi lửa Turrialba phun trào tại vết nứt gần miệng núi lửa xuất hiện từ vài năm trước. Đây được đánh giá là lần hoạt động mạnh nhất của núi lửa Turrialba trong ít nhất một thế kỷ qua.

Hiện nhà chức trách Costa Rica cũng đang quan sát hoạt động địa chất của hai ngọn núi lửa khác là Rincon de la Vieja ở phía Tây Bắc, và Poas ở miền Trung./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.