COVID-19 gây xáo trộn cho phi hành đoàn tàu Soyuz trở về Trái Đất

Hành trình trở về của ba phi hành gia Andrew Morgan, Jessica Meir và Oleg Skripochka thật đặc biệt trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang “bủa vây” Trái Đất.
Phi hành gia của NASA Jessica Meir. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Phi hành gia của NASA Jessica Meir. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Ngày 17/4, hai phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và một phi hành gia người Nga đã trở về Trái Đất an toàn sau khi rời Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Tuy nhiên, hành trình trở về lần này của họ thật đặc biệt trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang “bủa vây” Trái Đất.

Vào lúc 5 giờ 16 sáng 17/4 giờ GMT (12 giờ16 theo giờ Việt Nam), ba phi hành gia Andrew Morgan, Jessica Meir và Oleg Skripochka đã đáp xuống mắt đất ở miền Trung Kazakhstan trong sứ mệnh đầu tiên quay trở lại Trái Đất kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu hồi tháng 3 năm nay.

Cho dù bãi đáp của bộ ba phi hành gia nói trên vẫn được giữ nguyên vị trí tại phía Đông Nam thị trấn Kazakh thuộc thành phố Dzhezkazgan ở Kazakhstan giống như các phi hành đoàn trước đó, nhưng đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cách thức họ kết thúc hành trình lần này.

[Nga phóng tàu vũ trụ đưa 3 phi hành gia lên trạm ISS]

Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) cho biết những người đầu tiên gặp bộ ba phi hành gia nói trên đã được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và được trang bị bộ đồ bảo hộ toàn thân.

Trong khi đó, tất cả phi hành đoàn cũng sẽ tránh các điểm dừng đỗ thông thường ở sân bay Karaganda - sân bay hiện đang phải tạm thời đóng cửa như rất nhiều sân bay khác trên khắp thế giới do đại dịch COVID-19 - khi thực hiện hành trình trở về Nga và Mỹ.

COVID-19 gây xáo trộn cho phi hành đoàn tàu Soyuz trở về Trái Đất ảnh 1Phi hành gia người Nga Oleg Skripochka. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thay vào đó, máy bay chở phi hành gia Skripochka sẽ cất cánh từ khu vực bãi phóng tàu vũ trụ Baikonur.

Trong khi đó, bộ đôi phi hành gia của NASA sẽ cất cánh trên một máy bay từ thành phố thảo nguyên Kyzlorda sau khoảng vài giờ chạy xe tới đây.

Nữ phi hành gia Meir chia sẻ thật khó khăn để từ bỏ những cái ôm với gia đình và bạn bè khi cô trở về nhà và phải làm quen với các hình thức giãn cách xã hội./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.