Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Hai cả nước chỉ tăng 1, 37 % so với tháng 1 và đạt mức tăng cực thấp so với các tháng Hai cùng kỳ trong 10 năm lại đây.
Với mức tăng này, CPI tháng Hai đã tăng 16,44% so với tháng 2/2011 và tăng 16,85% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Như vậy, so sánh với dãy số liệu thống kê từ năm 2002 đến nay, CPI tháng 2 là mức tăng rất thấp, chỉ đứng sau mức tăng thấp nhất 1,17% của tháng 2/2009. Trong khi đó, với quy luật tiêu dùng nóng Tết âm lịch, các tháng Hai hàng năm thường có mức tăng trên 2%.
CPI tháng 2 tăng ở 10/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,07-2,47%; trong đó, tăng cao nhất là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng và tăng thấp nhất là nhóm Giáo dục. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,16%.
Trong tháng Hai, do ảnh hưởng của việc giá điện, gas phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân tăng nên kéo theo giá tiêu dùng khá cao; trong đó, giá bán điện sinh hoạt trong tháng tăng 2,04% so với tháng trước do sự điều chỉnh tăng giá điện sinh hoạt từ ngày 20/12/2011 và nhu cầu sử dụng điện trong những ngày Tết tăng cao.
Với sự ảnh hưởng của giá dầu thô và giá gas trên thị trường thế giới tăng cao liên tục trong thời gian qua, giá gas trong nước cũng tăng cao với mức bình quân chung 9,53% so với tháng trước.
Tăng cao thứ hai trong Rổ hàng hóa là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; trong đó hàng thực phẩm tăng 2,73% so với tháng trước với sự góp sức của giá thịt bò tăng 9,66%, giá thịt lợn tăng 3,36%, gia cầm tăng 3,38%, sữa tươi tăng 1,9%, sữa đặc tăng 2,06%, sữa bột tăng 1,92%.
Tuy nhiên, trong tháng Hai, giá lương thực giảm 0,41% so tháng trước do giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh (giảm 2,1%) khi giá lúa xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt bởi giá gạo phẩm cấp thấp của Ấn Độ, Myanmar và Pakistan.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, do Tết Nguyên đán Nhâm Thìn rơi vào cuối tháng Một nên sang đầu tháng Hai, giá cả hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vẫn còn đứng ở mức khá cao đã tác động làm cho chỉ số giá tháng 2 tăng tới 1,37% so với mức tăng 1% của tháng trước.
Ngoài yếu tố do cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng thì việc điều chỉnh tăng giá bán điện, gas, nước sạch sinh hoạt của các doanh nghiệp cũng đã góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng lên.
Ông Thắng cũng cho biết nhờ các ngành và địa phương thực hiện khá tốt các biện pháp kiềm chế giá cả tăng cao trong dịp Tết nên giá cả thị trường trong tháng Hai tuy có tăng nhưng không có biến động lớn. Đây là tín hiệu khá lạc quan đối với kết quả bước đầu trong việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Vì vậy, để CPI năm 2012 kiểm soát được ở mức một con số như mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới, công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu giữ vai trò quan trọng, các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11 cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, nhất quán.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường, kiểm soát tính toán chi phí đầu vào từ khâu sản xuất, lưu thông đến khâu phân phối để chống tình trạng đầu cơ nâng giá, tăng giá bất hợp lý; hình thành và phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa để bảo đảm tính liên thông, giảm dần các khâu trung gian đẩy giá hàng hóa tăng cao./.
Với mức tăng này, CPI tháng Hai đã tăng 16,44% so với tháng 2/2011 và tăng 16,85% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Như vậy, so sánh với dãy số liệu thống kê từ năm 2002 đến nay, CPI tháng 2 là mức tăng rất thấp, chỉ đứng sau mức tăng thấp nhất 1,17% của tháng 2/2009. Trong khi đó, với quy luật tiêu dùng nóng Tết âm lịch, các tháng Hai hàng năm thường có mức tăng trên 2%.
CPI tháng 2 tăng ở 10/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,07-2,47%; trong đó, tăng cao nhất là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng và tăng thấp nhất là nhóm Giáo dục. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,16%.
Trong tháng Hai, do ảnh hưởng của việc giá điện, gas phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân tăng nên kéo theo giá tiêu dùng khá cao; trong đó, giá bán điện sinh hoạt trong tháng tăng 2,04% so với tháng trước do sự điều chỉnh tăng giá điện sinh hoạt từ ngày 20/12/2011 và nhu cầu sử dụng điện trong những ngày Tết tăng cao.
Với sự ảnh hưởng của giá dầu thô và giá gas trên thị trường thế giới tăng cao liên tục trong thời gian qua, giá gas trong nước cũng tăng cao với mức bình quân chung 9,53% so với tháng trước.
Tăng cao thứ hai trong Rổ hàng hóa là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; trong đó hàng thực phẩm tăng 2,73% so với tháng trước với sự góp sức của giá thịt bò tăng 9,66%, giá thịt lợn tăng 3,36%, gia cầm tăng 3,38%, sữa tươi tăng 1,9%, sữa đặc tăng 2,06%, sữa bột tăng 1,92%.
Tuy nhiên, trong tháng Hai, giá lương thực giảm 0,41% so tháng trước do giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh (giảm 2,1%) khi giá lúa xuất khẩu bị cạnh tranh gay gắt bởi giá gạo phẩm cấp thấp của Ấn Độ, Myanmar và Pakistan.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, do Tết Nguyên đán Nhâm Thìn rơi vào cuối tháng Một nên sang đầu tháng Hai, giá cả hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu vẫn còn đứng ở mức khá cao đã tác động làm cho chỉ số giá tháng 2 tăng tới 1,37% so với mức tăng 1% của tháng trước.
Ngoài yếu tố do cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết tăng thì việc điều chỉnh tăng giá bán điện, gas, nước sạch sinh hoạt của các doanh nghiệp cũng đã góp phần làm cho chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tăng lên.
Ông Thắng cũng cho biết nhờ các ngành và địa phương thực hiện khá tốt các biện pháp kiềm chế giá cả tăng cao trong dịp Tết nên giá cả thị trường trong tháng Hai tuy có tăng nhưng không có biến động lớn. Đây là tín hiệu khá lạc quan đối với kết quả bước đầu trong việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Vì vậy, để CPI năm 2012 kiểm soát được ở mức một con số như mục tiêu đặt ra, trong thời gian tới, công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu giữ vai trò quan trọng, các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 11 cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, nhất quán.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý giá cả, thị trường, kiểm soát tính toán chi phí đầu vào từ khâu sản xuất, lưu thông đến khâu phân phối để chống tình trạng đầu cơ nâng giá, tăng giá bất hợp lý; hình thành và phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa để bảo đảm tính liên thông, giảm dần các khâu trung gian đẩy giá hàng hóa tăng cao./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)