Với tỷ lệ khá sít sao trong cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ngày 4/10, cử tri Ireland đã bác bỏ kế hoạch giải tán Thượng viện nước này do Thủ tướng Enda Kenny đề xuất.
Theo kết quả cuối cùng từ tất cả 43 đơn vị bầu cử công bố vào chiều 5/10, khoảng 51,7% cử tri đã bác bỏ kế hoạch trên, trong khi 48,3% bỏ phiếu ủng hộ.
Được thành lập năm 1937, Thượng viện Ireland gồm 60 nghị sỹ, trong đó 11 người do thủ tướng chỉ định. Theo Hiến pháp Ireland, Thượng viện có ít quyền hạn hơn so với Hạ viện. Các thượng nghị sỹ có quyền soạn thảo các dự luật không liên quan đến các lĩnh vực như đánh thuế, ngân sách và chi tiêu công, sửa đổi hay đưa ra khuyến nghị cho các văn bản luật đã được Hạ viện ủng hộ.
Giải thích về kế hoạch giải tán Thượng viện, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Enda Kenny cho rằng Thượng viện hiện hoạt động kém hiệu quả, do vậy việc giải tán cơ quan này sẽ giúp tiết kiệm được 20 triệu euro mỗi năm - điều mà Ireland rất cần vào thời điểm khủng hoảng hiện nay.
Trong khi đó, các lực lượng đối lập do đảng Fianna Fail đứng đầu phản đối kế hoạch trên, cho rằng việc giải tán Thượng viện sẽ dẫn tới tình trạng chính phủ kiểm soát hoàn toàn chương trình nghị sự của cơ quan lập pháp.
Sau khi kết quả cuộc trưng cầu được công bố, Thủ tướng Kenny đã bày tỏ "thất vọng," song chấp nhận kết quả.
Trong 3 năm qua, Ireland khá thành công với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nhằm đổi lấy gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Năm ngoái, nền kinh tế Ireland đã bắt đầu tăng trưởng trở lại, xuất khẩu cũng tăng lên mức kỷ lục, chi tiêu của chính phủ được kiểm soát và các nhà đầu tư quốc tế ngày càng tin trưởng vào môi trường đầu tư của nước này.
Dự kiến vào cuối năm nay Ireland sẽ là quốc gia thành viên Eurozone đầu tiên không cần đến chương trình cứu trợ khi đáp ứng lịch trình cũng như các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu của nhóm chủ nợ quốc tế./.
Theo kết quả cuối cùng từ tất cả 43 đơn vị bầu cử công bố vào chiều 5/10, khoảng 51,7% cử tri đã bác bỏ kế hoạch trên, trong khi 48,3% bỏ phiếu ủng hộ.
Được thành lập năm 1937, Thượng viện Ireland gồm 60 nghị sỹ, trong đó 11 người do thủ tướng chỉ định. Theo Hiến pháp Ireland, Thượng viện có ít quyền hạn hơn so với Hạ viện. Các thượng nghị sỹ có quyền soạn thảo các dự luật không liên quan đến các lĩnh vực như đánh thuế, ngân sách và chi tiêu công, sửa đổi hay đưa ra khuyến nghị cho các văn bản luật đã được Hạ viện ủng hộ.
Giải thích về kế hoạch giải tán Thượng viện, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Enda Kenny cho rằng Thượng viện hiện hoạt động kém hiệu quả, do vậy việc giải tán cơ quan này sẽ giúp tiết kiệm được 20 triệu euro mỗi năm - điều mà Ireland rất cần vào thời điểm khủng hoảng hiện nay.
Trong khi đó, các lực lượng đối lập do đảng Fianna Fail đứng đầu phản đối kế hoạch trên, cho rằng việc giải tán Thượng viện sẽ dẫn tới tình trạng chính phủ kiểm soát hoàn toàn chương trình nghị sự của cơ quan lập pháp.
Sau khi kết quả cuộc trưng cầu được công bố, Thủ tướng Kenny đã bày tỏ "thất vọng," song chấp nhận kết quả.
Trong 3 năm qua, Ireland khá thành công với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nhằm đổi lấy gói cứu trợ trị giá 85 tỷ euro của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Năm ngoái, nền kinh tế Ireland đã bắt đầu tăng trưởng trở lại, xuất khẩu cũng tăng lên mức kỷ lục, chi tiêu của chính phủ được kiểm soát và các nhà đầu tư quốc tế ngày càng tin trưởng vào môi trường đầu tư của nước này.
Dự kiến vào cuối năm nay Ireland sẽ là quốc gia thành viên Eurozone đầu tiên không cần đến chương trình cứu trợ khi đáp ứng lịch trình cũng như các chỉ tiêu kinh tế theo yêu cầu của nhóm chủ nợ quốc tế./.
(TTXVN)