Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do nhiều nguồn điện mới được đưa vào vận hành và tăng trưởng điện thấp hơn tính toán từ đầu năm nên khả năng cung ứng điện trong những tháng cuối năm sẽ được bảo đảm.
Tuy nhiên, trong các tháng lũ chính vụ (từ tháng 6-8) của năm 2011 đã không xuất hiện các cơn lũ lớn đủ để tích nước, trong khi hệ thống khí Nam Côn Sơn, đường ống PM3 sẽ ngừng cấp để sửa chữa, bảo dưỡng và các nguồn điện chạy khí, chạy dầu cũng không khả quan hơn nên tình hình cung ứng điện những tháng cuối năm có thể sẽ khó khăn.
Theo tính toán của EVN, phương án cơ sở thì nhu cầu phụ tải 6 tháng cuối năm sẽ đạt 56,949 tỷ kWh, tăng 8,23% so cùng kỳ 2010 nếu điều kiện lưu lượng nước về các hồ thủy điện 4 tháng cuối năm đạt tần suất 65%.
Còn theo phương án dự phòng, nhu cầu phụ tải đạt 57,880 tỷ kWh, tăng 10% so cùng kỳ 2010 trong điều kiện nước về hồ đạt tần suất 90% và tiếp tục tích nước hồ thủy điện đạt mực nước dâng bình thường vào cuối năm.
Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 6/9/2011 của EVN, trong các tháng lũ chính vụ (từ tháng 6-8) của năm 2011 đã không xuất hiện các cơn lũ lớn trên lưu vực sông Đà, sông Chảy và sông Lô-Gâm.
Hiện nay, lưu lưọng nước về trên sông Đà tại tủy điện Sơn La chỉ đạt trung bình khoảng 1.500 m3/s, trên sông Chảy tại thủy điện Thác Bà chỉ đạt 200 m3/s, trong khi mức nước tại Sơn La hiện thấp hơn mức nước dâng bình thường khoảng 13m, mức nước tại thủy điện Hoà Bình thấp hơn mức nước dâng bình thường khoảng 15m, mức nước tại thủy điện Tuyên Quang thấp hơn khoảng 19m.
Với xu thế nước về như hiện nay, rất khó để đảm bảo tích nước các hồ thủy điện phía Bắc đến mức nước dâng bình thường vào 31/12/2011, nhằm phục vụ phát điện mùa khô 2012 và cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2011-2012.
Bên cạnh đó, trong tháng 9 và tháng 10/2011, hệ thống khí Nam Côn Sơn và đường ống PM3 sẽ ngừng cấp để sửa chữa, bảo dưỡng. Cụ thể, khí Nam Côn Sơn, Lô 06.1 ngừng để sửa chữa 16 ngày (từ 15/9 đến 30/9); nhà máy xử lý khí Dinh Cố ngừng hoàn toàn 10 ngày trong thời gian ngừng lô 06.1 (từ 15/9 đến 24/9); lưu lượng khí cấp bằng 0 triệu m 3 /ngày trong thời gian từ ngày 15/9 đến ngày 24/9 và chỉ cấp được 5 triệu m 3 /ngày (được huy động từ lô 11.2) trong thời gian từ ngày 25/9 đến ngày 30/9; khí PM3 cung cấp cho nhà máy điện Cà Mau cũng ngừng hoàn toàn trong 14 ngày (từ ngày 1/10 đến ngày 14/10).
Như vậy, theo kế hoạch này, sẽ có khoảng 5.300 MW công suất các tổ máy nhiệt điện thuộc các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch không được cung cấp khí trong thời gian ngừng khí Nam Côn Sơn và khoảng 1.500 MW công suất các tổ máy của nhà máy điện Cà Mau nhiệt điện không được cung cấp khí trong thời gian ngừng khí PM3, tác động lớn đến công tác vận hành và cung ứng điện cho khu vực phía Nam.
Không chỉ vậy, EVN cũng cho biết, đối với các nguồn điện chạy dầu cũng rất khó khăn, do giá dầu quá cao nên càng sản xuất càng lỗ. Vì vậy, chạy dầu phát điện thường là giải pháp cuối cùng được tính đến trong trường hợp thiếu nguồn.
Tuy nhiên, cái khó nhất còn ở chỗ hiện EVN chưa biết xoay tiền từ đâu để để đổ dầu do còn lỗ trên 12.000 tỷ đồng (chưa kể chênh lệch tỷ giá) và nợ tiền điện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) từ năm 2010 đến nay lên tới 15.000 tỷ đồng...
Tại buổi giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương đầu tháng 9, TKV cho biết, hiện TKV vẫn phải cố gắng huy động cao các nguồn phát điện trong những ngày ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn cho dù số tiền điện EVN nợ TKV tính đến thời điểm này đã lên tới 2.000 tỷ đồng. PVN cũng cho hay, số tiền mà EVN nợ PVN đã rất lớn gây khó khăn cho PVN trong việc đảm bảo kinh phí thanh toán tiền khí và duy trì hoạt động sản xuất điện của đơn vị thành viên.
Cũng tại buổi giao ban trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, việc ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung của hệ thống điện quốc gia do cụm các nhà máy điện này đã chiếm trên 20% công suất toàn hệ thống (khoảng 3.800 MW).
Vì vậy, EVN, TKV, PVN cần có các phương án huy động tối đa các nguồn điện thay thế, đảm bảo điện năng cung cấp cho nền kinh tế xã hội.
Để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam trong thời gian ngừng cung cấp khí, trong tháng 9 và tháng 10/2011, EVN đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường truyền tải điện vào Nam qua đường dây 500 kV để tập trung tích nước các hồ thủy điện miền Nam (Trị An, Hàm Thuận, Đa Nhim, Đại Ninh, Thác Mơ), đưa mực nước các hồ lên mức cao nhất có thể để huy động tối đa các nhà máy thủy điện miền Nam trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí đồng thời khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than, trong đó đảm bảo vận hành ổn định các nguồn nhiệt điện than mới.
Mặt khác, EVN đôn đốc đốc các nhà máy đảm bảo các tổ máy khả dụng dầu để đáp ứng nguồn trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí.
Bên cạnh đó, EVN cũng yêu cầu các đơn vị điều chỉnh kế hoạch sửa chữa của một số tổ máy để kết thúc trước ngày 15/9 hoặc tiến hành sau ngày 15/10 để đảm bảo nguồn trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí.
Các đơn vị truyền tải điện tăng cường lực lượng đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, ứng phó nhanh các tình huống sự cố các đường dây truyền tải, đặc biệt là các đường dây 500 kV Đăk Nông - Phú Lâm và Pleiku - Di Linh, tăng cường giám sát chặt chẽ MBA 500kV Phú Lâm, Tân Định...
Ngoài ra, EVN cũng đề nghị các nhà máy thủy điện tăng cường tích nước hồ sẵn sàng các tổ máy cao nhất trong thời gian giảm, ngừng cung cấp khí.
Ngoài ra, EVN cũng đề nghị PVN cố gắng điều chỉnh lượng khí hợp lý, đồng thời giảm tối đa thời gian sửa chữa bảo dưỡng, đảm bảo khả dụng tất các tổ máy chạy khí, dầu của nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2 trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí Nam Côn Sơn, MP3…
Đặc biệt, EVN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương duy trì công tác tuyên truyền thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ./.
Tuy nhiên, trong các tháng lũ chính vụ (từ tháng 6-8) của năm 2011 đã không xuất hiện các cơn lũ lớn đủ để tích nước, trong khi hệ thống khí Nam Côn Sơn, đường ống PM3 sẽ ngừng cấp để sửa chữa, bảo dưỡng và các nguồn điện chạy khí, chạy dầu cũng không khả quan hơn nên tình hình cung ứng điện những tháng cuối năm có thể sẽ khó khăn.
Theo tính toán của EVN, phương án cơ sở thì nhu cầu phụ tải 6 tháng cuối năm sẽ đạt 56,949 tỷ kWh, tăng 8,23% so cùng kỳ 2010 nếu điều kiện lưu lượng nước về các hồ thủy điện 4 tháng cuối năm đạt tần suất 65%.
Còn theo phương án dự phòng, nhu cầu phụ tải đạt 57,880 tỷ kWh, tăng 10% so cùng kỳ 2010 trong điều kiện nước về hồ đạt tần suất 90% và tiếp tục tích nước hồ thủy điện đạt mực nước dâng bình thường vào cuối năm.
Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 6/9/2011 của EVN, trong các tháng lũ chính vụ (từ tháng 6-8) của năm 2011 đã không xuất hiện các cơn lũ lớn trên lưu vực sông Đà, sông Chảy và sông Lô-Gâm.
Hiện nay, lưu lưọng nước về trên sông Đà tại tủy điện Sơn La chỉ đạt trung bình khoảng 1.500 m3/s, trên sông Chảy tại thủy điện Thác Bà chỉ đạt 200 m3/s, trong khi mức nước tại Sơn La hiện thấp hơn mức nước dâng bình thường khoảng 13m, mức nước tại thủy điện Hoà Bình thấp hơn mức nước dâng bình thường khoảng 15m, mức nước tại thủy điện Tuyên Quang thấp hơn khoảng 19m.
Với xu thế nước về như hiện nay, rất khó để đảm bảo tích nước các hồ thủy điện phía Bắc đến mức nước dâng bình thường vào 31/12/2011, nhằm phục vụ phát điện mùa khô 2012 và cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2011-2012.
Bên cạnh đó, trong tháng 9 và tháng 10/2011, hệ thống khí Nam Côn Sơn và đường ống PM3 sẽ ngừng cấp để sửa chữa, bảo dưỡng. Cụ thể, khí Nam Côn Sơn, Lô 06.1 ngừng để sửa chữa 16 ngày (từ 15/9 đến 30/9); nhà máy xử lý khí Dinh Cố ngừng hoàn toàn 10 ngày trong thời gian ngừng lô 06.1 (từ 15/9 đến 24/9); lưu lượng khí cấp bằng 0 triệu m 3 /ngày trong thời gian từ ngày 15/9 đến ngày 24/9 và chỉ cấp được 5 triệu m 3 /ngày (được huy động từ lô 11.2) trong thời gian từ ngày 25/9 đến ngày 30/9; khí PM3 cung cấp cho nhà máy điện Cà Mau cũng ngừng hoàn toàn trong 14 ngày (từ ngày 1/10 đến ngày 14/10).
Như vậy, theo kế hoạch này, sẽ có khoảng 5.300 MW công suất các tổ máy nhiệt điện thuộc các nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa, Nhơn Trạch không được cung cấp khí trong thời gian ngừng khí Nam Côn Sơn và khoảng 1.500 MW công suất các tổ máy của nhà máy điện Cà Mau nhiệt điện không được cung cấp khí trong thời gian ngừng khí PM3, tác động lớn đến công tác vận hành và cung ứng điện cho khu vực phía Nam.
Không chỉ vậy, EVN cũng cho biết, đối với các nguồn điện chạy dầu cũng rất khó khăn, do giá dầu quá cao nên càng sản xuất càng lỗ. Vì vậy, chạy dầu phát điện thường là giải pháp cuối cùng được tính đến trong trường hợp thiếu nguồn.
Tuy nhiên, cái khó nhất còn ở chỗ hiện EVN chưa biết xoay tiền từ đâu để để đổ dầu do còn lỗ trên 12.000 tỷ đồng (chưa kể chênh lệch tỷ giá) và nợ tiền điện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) từ năm 2010 đến nay lên tới 15.000 tỷ đồng...
Tại buổi giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương đầu tháng 9, TKV cho biết, hiện TKV vẫn phải cố gắng huy động cao các nguồn phát điện trong những ngày ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn cho dù số tiền điện EVN nợ TKV tính đến thời điểm này đã lên tới 2.000 tỷ đồng. PVN cũng cho hay, số tiền mà EVN nợ PVN đã rất lớn gây khó khăn cho PVN trong việc đảm bảo kinh phí thanh toán tiền khí và duy trì hoạt động sản xuất điện của đơn vị thành viên.
Cũng tại buổi giao ban trực tuyến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, việc ngừng cung cấp khí Nam Côn Sơn sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn cung của hệ thống điện quốc gia do cụm các nhà máy điện này đã chiếm trên 20% công suất toàn hệ thống (khoảng 3.800 MW).
Vì vậy, EVN, TKV, PVN cần có các phương án huy động tối đa các nguồn điện thay thế, đảm bảo điện năng cung cấp cho nền kinh tế xã hội.
Để đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam trong thời gian ngừng cung cấp khí, trong tháng 9 và tháng 10/2011, EVN đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường truyền tải điện vào Nam qua đường dây 500 kV để tập trung tích nước các hồ thủy điện miền Nam (Trị An, Hàm Thuận, Đa Nhim, Đại Ninh, Thác Mơ), đưa mực nước các hồ lên mức cao nhất có thể để huy động tối đa các nhà máy thủy điện miền Nam trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí đồng thời khai thác tối đa các nguồn nhiệt điện than, trong đó đảm bảo vận hành ổn định các nguồn nhiệt điện than mới.
Mặt khác, EVN đôn đốc đốc các nhà máy đảm bảo các tổ máy khả dụng dầu để đáp ứng nguồn trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí.
Bên cạnh đó, EVN cũng yêu cầu các đơn vị điều chỉnh kế hoạch sửa chữa của một số tổ máy để kết thúc trước ngày 15/9 hoặc tiến hành sau ngày 15/10 để đảm bảo nguồn trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí.
Các đơn vị truyền tải điện tăng cường lực lượng đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy, ứng phó nhanh các tình huống sự cố các đường dây truyền tải, đặc biệt là các đường dây 500 kV Đăk Nông - Phú Lâm và Pleiku - Di Linh, tăng cường giám sát chặt chẽ MBA 500kV Phú Lâm, Tân Định...
Ngoài ra, EVN cũng đề nghị các nhà máy thủy điện tăng cường tích nước hồ sẵn sàng các tổ máy cao nhất trong thời gian giảm, ngừng cung cấp khí.
Ngoài ra, EVN cũng đề nghị PVN cố gắng điều chỉnh lượng khí hợp lý, đồng thời giảm tối đa thời gian sửa chữa bảo dưỡng, đảm bảo khả dụng tất các tổ máy chạy khí, dầu của nhà máy điện Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2 trong thời gian ngừng, giảm cung cấp khí Nam Côn Sơn, MP3…
Đặc biệt, EVN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương duy trì công tác tuyên truyền thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 171/CT-TTg ngày 26/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ./.
Văn Phạm (TTXVN/Vietnam+)