Chứng khoán thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7/2012, khi các nhà kinh doanh hoàn toàn bị phân tâm về việc liệu các ngân hàng trung ương của Mỹ và châu Âu có "quyết đấu" chống lại sự suy giảm kinh tế bằng các chính sách tiền tệ mang tính quyết định hay không.
Các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu tỏ ra hoài nghi về khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh tay, mặc dù cuối tuần trước người đứng đầu ECB, Mario Draghi, cam kết làm tất cả những gì có thể để bảo vệ đồng tiền chung euro.
Ông Paul Dales thuộc Capital Economics cho rằng thị trường có thể sẽ thất vọng nhiều, vì ông nghi ngờ khả năng FED sẽ tung ra gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3), trong khi động thái từ ECB cũng không sáng sủa hơn là mấy.
Chốt phiên 31/7 trên thị trường chứng khoán châu Âu, các chỉ số chứng khoán chủ chốt đều đi xuống, trong đó giảm mạnh nhất là chỉ số FTSE 100 tại London với mức giảm 1,02% xuống 5.635,28 điểm.
Tại Paris, chỉ số CAC 40 mất 0,87% xuống 3.291,66 điểm và chỉ số DAX 30 tại Frankfurt giảm 0,03% xuống 6.772,26 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán Mỹ trải qua phiên giảm thứ hai liên tiếp khi FED vẫn đang nhóm họp về chính sách. Chỉ số công nghiệp Dow Jones kết thúc phiên ở mức 13.008,68 điểm, giảm 64,33 điểm so với phiên trước đó.
Ngày 1/8 trên các sàn chứng khoán châu Á, hàng loạt chỉ số chủ chốt cũng theo chân chứng khoán phương Tây đi xuống, trong đó chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm ngay 90,93 điểm từ lúc mở cửa giao dịch xuống 19.705,88 điểm.
Tại Tokyo, hoạt động bán ra kiếm lời của các nhà đầu tư sau 4 phiên chứng khoán "xanh sàn" trước thềm cuộc họp của FED và ECB đã khiến chỉ số Nikkei 225 mất 93,43 điểm lúc kết thúc phiên giao dịch sáng cùng ngày, còn 8.601,63 điểm./.
Các chuyên gia kinh tế đã bắt đầu tỏ ra hoài nghi về khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh tay, mặc dù cuối tuần trước người đứng đầu ECB, Mario Draghi, cam kết làm tất cả những gì có thể để bảo vệ đồng tiền chung euro.
Ông Paul Dales thuộc Capital Economics cho rằng thị trường có thể sẽ thất vọng nhiều, vì ông nghi ngờ khả năng FED sẽ tung ra gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3), trong khi động thái từ ECB cũng không sáng sủa hơn là mấy.
Chốt phiên 31/7 trên thị trường chứng khoán châu Âu, các chỉ số chứng khoán chủ chốt đều đi xuống, trong đó giảm mạnh nhất là chỉ số FTSE 100 tại London với mức giảm 1,02% xuống 5.635,28 điểm.
Tại Paris, chỉ số CAC 40 mất 0,87% xuống 3.291,66 điểm và chỉ số DAX 30 tại Frankfurt giảm 0,03% xuống 6.772,26 điểm.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, chứng khoán Mỹ trải qua phiên giảm thứ hai liên tiếp khi FED vẫn đang nhóm họp về chính sách. Chỉ số công nghiệp Dow Jones kết thúc phiên ở mức 13.008,68 điểm, giảm 64,33 điểm so với phiên trước đó.
Ngày 1/8 trên các sàn chứng khoán châu Á, hàng loạt chỉ số chủ chốt cũng theo chân chứng khoán phương Tây đi xuống, trong đó chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm ngay 90,93 điểm từ lúc mở cửa giao dịch xuống 19.705,88 điểm.
Tại Tokyo, hoạt động bán ra kiếm lời của các nhà đầu tư sau 4 phiên chứng khoán "xanh sàn" trước thềm cuộc họp của FED và ECB đã khiến chỉ số Nikkei 225 mất 93,43 điểm lúc kết thúc phiên giao dịch sáng cùng ngày, còn 8.601,63 điểm./.
Trang Nhung (TTXVN)