“Nỗi đau và Hy vọng - 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam” là một trong 10 sự kiện cấp quốc gia được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhân dịp 20 năm ngày phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam, khai trương ngày 22/11 tại Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên HIV/AIDS được tiếp cận dưới góc độ bảo tàng và văn hóa học. Kết quả này do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế cộng đồng phối hợp.
Cuộc trưng bày được coi như một hình thức tạo bối cảnh nhằm khuyến khích thảo luận rộng rãi trong xã hội về HIV/AIDS và những vấn đề liên quan; tạo cơ hội cho những người sống chung với HIV/AIDS và những người làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Đây cũng là dịp nhìn nhận lại những nỗ lực của cộng đồng, những người chung sống với HIV/AIDS, của Chính phủ cũng như toàn xã hội trong việc ứng phó với dịch HIV/AIDS trong 20 năm qua.
Thông qua những tư liệu, hiện vật, hình ảnh và giọng nói của những người trong cuộc, bao gồm những người sống chung vớI HIV/AIDS, những cán bộ y tế, truyền thông, nhà quản lý, những người làm công tác xã hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, nhà khoa học và cộng đồng, kết nối thành lộ trình, dẫn dắt công chúng theo những cảm xúc khác nhau.
Thạc sỹ Phạm Văn Dương, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết, xuyên suốt nội dung trưng bày là hai chủ đề nỗi đau và hy vọng. Nỗi đau thể hiện qua những người trẻ tuổi bị nhiễm bệnh, những người vợ bị lây nhiễm từ chồng và những người già phải chăm sóc người trẻ nhiễm bệnh.
Chủ đề hy vọng với kỳ vọng vào thành tựu của khoa học kỹ thuật để sớm có thuốc chữa được căn bệnh này, hy vọng ứng xử của xã hội sẽ bớt kỳ thị hơn đối với người bệnh… và hy vọng lớn nhất là người bị nhiễm bệnh dũng cảm bước ra, vượt lên, liên kết, hỗ trợ, chia sẻ với nhau để có cuộc sống tốt hơn và giúp cho mọi người tránh xa được căn bệnh này.
Trong thời gian trưng bày, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức những hoạt động giáo dục và sự kiện liên quan dành cho du khách, đặc biệt là giới trẻ, thông qua trải nghiệm ngay tại các không gian trưng bày hoặc tham gia các hoạt động khác như được chính những người đang có HIV/AIDS trao đổi trực tiếp về bệnh, được nghe những đoạn băng ghi âm của người bệnh kể về cuộc sống của mình từ khi phát hiện bị nhiễm HIV/AIDS…để hiểu sâu sắc hơn về HIV/AIDS ở Việt Nam.
Cuộc trưng bày “Nỗi đau và Hy vọng - 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam” sẽ kéo dài đến tháng 6/2011 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam./.
Đây là lần đầu tiên HIV/AIDS được tiếp cận dưới góc độ bảo tàng và văn hóa học. Kết quả này do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế cộng đồng phối hợp.
Cuộc trưng bày được coi như một hình thức tạo bối cảnh nhằm khuyến khích thảo luận rộng rãi trong xã hội về HIV/AIDS và những vấn đề liên quan; tạo cơ hội cho những người sống chung với HIV/AIDS và những người làm việc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Đây cũng là dịp nhìn nhận lại những nỗ lực của cộng đồng, những người chung sống với HIV/AIDS, của Chính phủ cũng như toàn xã hội trong việc ứng phó với dịch HIV/AIDS trong 20 năm qua.
Thông qua những tư liệu, hiện vật, hình ảnh và giọng nói của những người trong cuộc, bao gồm những người sống chung vớI HIV/AIDS, những cán bộ y tế, truyền thông, nhà quản lý, những người làm công tác xã hội từ thiện, tổ chức tôn giáo, nhà khoa học và cộng đồng, kết nối thành lộ trình, dẫn dắt công chúng theo những cảm xúc khác nhau.
Thạc sỹ Phạm Văn Dương, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho biết, xuyên suốt nội dung trưng bày là hai chủ đề nỗi đau và hy vọng. Nỗi đau thể hiện qua những người trẻ tuổi bị nhiễm bệnh, những người vợ bị lây nhiễm từ chồng và những người già phải chăm sóc người trẻ nhiễm bệnh.
Chủ đề hy vọng với kỳ vọng vào thành tựu của khoa học kỹ thuật để sớm có thuốc chữa được căn bệnh này, hy vọng ứng xử của xã hội sẽ bớt kỳ thị hơn đối với người bệnh… và hy vọng lớn nhất là người bị nhiễm bệnh dũng cảm bước ra, vượt lên, liên kết, hỗ trợ, chia sẻ với nhau để có cuộc sống tốt hơn và giúp cho mọi người tránh xa được căn bệnh này.
Trong thời gian trưng bày, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức những hoạt động giáo dục và sự kiện liên quan dành cho du khách, đặc biệt là giới trẻ, thông qua trải nghiệm ngay tại các không gian trưng bày hoặc tham gia các hoạt động khác như được chính những người đang có HIV/AIDS trao đổi trực tiếp về bệnh, được nghe những đoạn băng ghi âm của người bệnh kể về cuộc sống của mình từ khi phát hiện bị nhiễm HIV/AIDS…để hiểu sâu sắc hơn về HIV/AIDS ở Việt Nam.
Cuộc trưng bày “Nỗi đau và Hy vọng - 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam” sẽ kéo dài đến tháng 6/2011 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam./.
Hoàng Minh Nguyệt (TTXVN/Vietnam+)