Một nhóm học giả hàng đầu ở Anh đang chuẩn bị khai trương một ngôi trường có tên “Đại học Nhân văn Mới,” với hy vọng sẽ cạnh tranh với các trường danh tiếng như Cambridge và Oxford.
Dự kiến ngôi trường trên sẽ được khai giảng vào năm học 2012, có mức học phí 18.000 bảng khoảng 600 triệu đồng/năm) - cao gấp đôi mức tối đa của một trường công.
Có giảng đường đặt tại thủ đô London, Vương quốc Anh, ngôi trường mới dự kiến sẽ chiêu sinh 375 sinh viên/năm, với các ngành học chính bao gồm luật, kinh tế, triết học, lịch sử và văn học Anh.
Tham gia giảng dạy bao gồm 14 giáo sư và nhà nghiên cứu hàng đầu ở Anh trên nhiều lĩnh vực, đồng thời cũng là những người góp cổ phần thành lập trường.
Các giáo sư cho biết họ sẽ tạo ra một môi trường giáo dục có “chất lượng cao nhất,” trong đó sinh viên sẽ được học theo mô hình đang được áp dụng tại Cambridge và Oxford: Hướng dẫn một thầy-một trò, trên 12 giờ tiếp xúc/tuần và tỷ lệ giáo viên trên sinh viên là 10:1.
Giáo sư Grayling, một triết gia nổi tiếng và sẽ là hiệu trưởng của trường, cho biết việc Chính phủ Anh cắt giảm ngân sách dành cho các trường đại học đã ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy tại các trường công.
Ông Grayling nói: “Ưu tiên của chúng tôi sẽ là chất lượng giảng dạy tuyệt hảo, tỷ lệ giáo viên trên sinh viên tối ưu và một môi trường học tập có sự hỗ trợ và lắng nghe mạnh mẽ từ nhà trường. Sinh viên của chúng tôi sẽ được rèn luyện để trở thành những nhà tư duy có kỹ năng, có học thức và nhạy bén và họ sẽ nhận được một nền giáo dục đáp ứng được khát vọng đó.”
Nguồn tài chính ban đầu để thành lập trường “Đại học Nhân văn mới” chủ yếu là 10 triệu bảng được lấy từ quỹ tài trợ của một cặp vợ chồng triệu phú người Thụy Sĩ.
Đây sẽ là trường đại học tư thục hoàn toàn thứ hai được thành lập ở Anh, sau trường Đại học Buckingham. Nó được kỳ vọng sẽ mở đầu cho một làn sóng mới thành lập các trường đại học tư thục ở Anh./.
Dự kiến ngôi trường trên sẽ được khai giảng vào năm học 2012, có mức học phí 18.000 bảng khoảng 600 triệu đồng/năm) - cao gấp đôi mức tối đa của một trường công.
Có giảng đường đặt tại thủ đô London, Vương quốc Anh, ngôi trường mới dự kiến sẽ chiêu sinh 375 sinh viên/năm, với các ngành học chính bao gồm luật, kinh tế, triết học, lịch sử và văn học Anh.
Tham gia giảng dạy bao gồm 14 giáo sư và nhà nghiên cứu hàng đầu ở Anh trên nhiều lĩnh vực, đồng thời cũng là những người góp cổ phần thành lập trường.
Các giáo sư cho biết họ sẽ tạo ra một môi trường giáo dục có “chất lượng cao nhất,” trong đó sinh viên sẽ được học theo mô hình đang được áp dụng tại Cambridge và Oxford: Hướng dẫn một thầy-một trò, trên 12 giờ tiếp xúc/tuần và tỷ lệ giáo viên trên sinh viên là 10:1.
Giáo sư Grayling, một triết gia nổi tiếng và sẽ là hiệu trưởng của trường, cho biết việc Chính phủ Anh cắt giảm ngân sách dành cho các trường đại học đã ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy tại các trường công.
Ông Grayling nói: “Ưu tiên của chúng tôi sẽ là chất lượng giảng dạy tuyệt hảo, tỷ lệ giáo viên trên sinh viên tối ưu và một môi trường học tập có sự hỗ trợ và lắng nghe mạnh mẽ từ nhà trường. Sinh viên của chúng tôi sẽ được rèn luyện để trở thành những nhà tư duy có kỹ năng, có học thức và nhạy bén và họ sẽ nhận được một nền giáo dục đáp ứng được khát vọng đó.”
Nguồn tài chính ban đầu để thành lập trường “Đại học Nhân văn mới” chủ yếu là 10 triệu bảng được lấy từ quỹ tài trợ của một cặp vợ chồng triệu phú người Thụy Sĩ.
Đây sẽ là trường đại học tư thục hoàn toàn thứ hai được thành lập ở Anh, sau trường Đại học Buckingham. Nó được kỳ vọng sẽ mở đầu cho một làn sóng mới thành lập các trường đại học tư thục ở Anh./.
Vũ Hội/London (Vietnam+)