Đại kênh đào mới của Trung Quốc dẫn nước lên phía Bắc

Hàng loạt kênh đào và đường ống có tổng chiều dài 1.400km đã bắt đầu dẫn nước trực tiếp từ sông Dương Tử tới khu vực phía Bắc của Trung Quốc.
Đại kênh đào mới của Trung Quốc dẫn nước lên phía Bắc ảnh 1Sông Dương Tử ở thành phố Trùng Khánh, miền Tây Nam Trung Quốc ngày 6/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Từ ngày 12/12, hàng loạt kênh đào và đường ống có tổng chiều dài 1.400km đã bắt đầu dẫn nước trực tiếp từ sông Dương Tử (tên khác của sông Trường Giang) tới khu vực phía Bắc của Trung Quốc, trong đó có thủ đô Bắc Kinh.

Đây là bước tiến lớn trong dự án khổng lồ dẫn nước ngược từ phía Nam lên phía Bắc của Trung Quốc, dự án cấp nước lớn nhất thế giới với giá trị ước tính lên đến 500 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 80 tỷ USD).

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dự án này nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước ở khu vực phía Bắc và là một thành tựu khác của Trung Quốc trong lĩnh vực cơ khí.

Đại kênh đào Bắc Kinh-Hàng Châu, dòng sông nhân tạo dài nhất thế giới, được hoàn thành vào thế kỷ 13, đóng vai trò là tuyến đường thủy chính để vận chuyển ngũ cốc giữa phía Nam và phía Bắc thời Trung Quốc cổ đại.

Giai đoạn 1 của dự án trên, khởi công hồi tháng 12/2003, khởi đầu từ hồ chứa nước nhân tạo Đan Giang Khẩu thuộc tỉnh Hồ Bắc và có độ dài lên đến 1.432km.

Hằng năm, tuyến đường thủy này có thể cung cấp 9,5 tỷ m3 nước cho 100 triệu người dân tại khu vực khô hạn phía Bắc của Trung Quốc, bao gồm thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân và các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục