Lặn lội đến những vùng đất khó khăn để tìm hiểu đời sống của bà con dân tộc và dành nhiều tình cảm yêu mến người dân Việt Nam, ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba đã có những chuyến đi không mỏi mệt.
Tuy thời gian nhậm chức ở Việt Nam mới từ tháng 2/2008 nhưng ngài Đại sứ có “đôi hài vạn dặm” ấy đã kịp in dấu chân lên khắp các tỉnh thành trên đất nước hình chữ S.
Nhân sự kiện Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội phối hợp cùng Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) chính thức khai trương phiên bản tiếng Nhật của trang web Thăng Long-Hà Nội, phóng viên Vietnamplus đã có cuộc trao đổi với ngài Đại sứ từng tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử này câu chuyện xung quanh vấn đề về bảo tồn di sản, di tích ở Việt Nam.
Đại lễ là việc đáng mừng
Lý do Đại sứ quán Nhật Bản quyết định hợp tác với TTXVN làm website Thăng Long-Hà Nội bằng tiếng Nhật là gì, thưa ông?
Ngài Mitsuo Sakaba: Bốn tháng trước, tôi có gặp bà Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trong buổi lễ chúc mừng trang web Thăng Long-Hà Nội ra mắt bằng bốn ngôn ngữ: tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Việt Nam. Do trang web chưa có tiếng Nhật nên tôi có đề nghị phía thành phố Hà Nội đồng ý để TTXVN thêm ngôn ngữ của chúng tôi.
Kỳ vọng của tôi là mong muốn du khách Nhật Bản biết nhiều hơn về sự kiện Đại lễ ngàn năm này của các bạn. Nhân đây tôi xin giới thiệu là hàng năm lượng du khách Nhật Bản sang thăm Việt Nam khoảng hơn 100.000 người nên tôi cũng muốn du khách khi đến Hà Nội biết được thêm nhiều thông tin hơn về Đại lễ.
Đại sứ quán Nhật Bản sẽ tổ chức những sự kiện văn hóa nào nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 Thăng Long-Hà Nội?
Ngài Mitsuo Sakaba: Từ giờ tới cuối năm chúng tôi sẽ tổ chức rất nhiều các sự kiện văn hóa như: Hội chợ Fukuoka-Nhật Bản vào tháng 8; Trình diễn nghệ thuật cắm hoa Ikebana vào đầu tháng 9; Lễ hội tiếng Nhật vào tháng 10… Đặc biệt, trong tháng 11 và tháng 12 sẽ có nhiều chương trình hòa nhạc, liên hoan phim và triển lãm tranh, ảnh.
Các hoạt động giao lưu văn hóa này nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa Nhật Bản-Việt Nam.
Vậy ông đánh giá thế nào về sự kiện Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội của Việt Nam?
Ngài Mitsuo Sakaba: Theo chúng tôi, Việt Nam tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long là việc rất đáng mừng, rất vui.
Từ khoảng 5 năm trước đã có nhiều chuyên gia Nhật Bản sang Hà Nội để hợp tác bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long cũng như giới thiệu về hoạt động bảo tồn của các chuyên gia ở Nhật Bản.
Và, trong quá trình đề nghị UNESCO công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới thì các chuyên gia Nhật Bản cũng hết sức nỗ lực ủng hộ để UNESCO thông qua.
“Chiếc áo” di tích nay đã không còn…
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đó là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm và thách thức cho Việt Nam trong việc bảo tồn. Xin ông chia sẻ những kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa ở đất nước ông?
Ngài Mitsuo Sakaba: Hiện nay, bên Nhật cũng đang là thời điểm kỷ niệm 1.300 năm cố đô Nara cổ kính [nằm cách thành phố Osaka về phía Nam khoảng 50km và được xây dựng vào năm 710 vào thời Nara, tức năm 710 đến 784 - PV].
Và, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo tồn cố đô Nara cũng đã sang Hà Nội để hợp tác bảo tồn Hoàng thành Thăng Long. Những kinh nghiệm ấy rất hữu ích với khu di tích này của các bạn, bởi vì cố đô Nara cũng có nhiều kiến trúc cổ làm bằng gỗ có niên đại hàng ngàn năm tuổi rồi.
Vậy ông có lời khuyên gì với những người làm công tác bảo tồn ở Việt Nam hiện nay?
Ngài Mitsuo Sakaba: Hiện nay, các chuyên gia lịch sử, chuyên gia khảo cổ học của Nhật Bản và Việt Nam đang thảo luận về cách bảo tồn các kiến trúc làm bằng gỗ. Phía Nhật Bản đã có nhiều kinh nghiệm bảo tồn các kiến trúc gỗ cổ bị thời gian bào mòn cũng như bị oxy hóa...
Cách mà các chuyên gia Nhật Bản sau khi phát hiện di tích làm là sẽ che lại bằng một lớp đất một lần nữa để bảo tồn kiến trúc gỗ này. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cách bảo tồn các di tích gỗ nên chuyên gia của cả hai nước vẫn đang thảo luận cách bảo tồn như thế nào cho tối ưu nhất.
Tôi cũng được biết rằng các chuyên gia Nhật Bản hiện đang chuyển giao công nghệ kỹ thuật nhằm giúp chuyên gia phía Việt Nam có thể làm rõ hơn niên đại của các di tích vì Hoàng thành Thăng Long là nơi chứa đựng nhiều di tích thời nhà Lý, Trần, Lê.
Tính đến thời điểm này có lẽ ông là vị Đại sứ đầu tiên in dấu chân lên hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, hơn nữa lại là người từng tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử, ông đánh giá thế nào về các di tích của đất nước chúng tôi?
Ngài Mitsuo Sakaba: Các di tích của Việt Nam gần như đã bị phá hủy hết hình dáng bên ngoài rồi, không còn rõ dấu tích niên đại và hơn nữa dữ liệu lịch sử về các di tích này cũng còn rất ít. Cho nên đến thời điểm này, quá trình phát hiện và bảo tồn khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mặc dù có nhiều di vật nhưng vẫn không thể phục hồi được nguyên trạng toàn cảnh.
Với riêng trường hợp Việt Nam đặc biệt ở chỗ suốt chiều dài lịch sử đã có sự không đồng nhất ngôn ngữ viết, xưa là chữ Hán, Nôm [được dùng tới hết thế kỷ thứ 19 - PV] và sau này là chữ Quốc ngữ. Điều đó làm cho dòng lịch sử của Việt Nam “bị cắt” một lần do ngôn ngữ, gây khó khăn cho các chuyên gia lịch sử của Việt Nam khi phải đọc các dữ liệu lịch sử viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Trân trọng cảm ơn ông./.
Tuy thời gian nhậm chức ở Việt Nam mới từ tháng 2/2008 nhưng ngài Đại sứ có “đôi hài vạn dặm” ấy đã kịp in dấu chân lên khắp các tỉnh thành trên đất nước hình chữ S.
Nhân sự kiện Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội phối hợp cùng Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) chính thức khai trương phiên bản tiếng Nhật của trang web Thăng Long-Hà Nội, phóng viên Vietnamplus đã có cuộc trao đổi với ngài Đại sứ từng tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử này câu chuyện xung quanh vấn đề về bảo tồn di sản, di tích ở Việt Nam.
Đại lễ là việc đáng mừng
Lý do Đại sứ quán Nhật Bản quyết định hợp tác với TTXVN làm website Thăng Long-Hà Nội bằng tiếng Nhật là gì, thưa ông?
Ngài Mitsuo Sakaba: Bốn tháng trước, tôi có gặp bà Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trong buổi lễ chúc mừng trang web Thăng Long-Hà Nội ra mắt bằng bốn ngôn ngữ: tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Việt Nam. Do trang web chưa có tiếng Nhật nên tôi có đề nghị phía thành phố Hà Nội đồng ý để TTXVN thêm ngôn ngữ của chúng tôi.
Kỳ vọng của tôi là mong muốn du khách Nhật Bản biết nhiều hơn về sự kiện Đại lễ ngàn năm này của các bạn. Nhân đây tôi xin giới thiệu là hàng năm lượng du khách Nhật Bản sang thăm Việt Nam khoảng hơn 100.000 người nên tôi cũng muốn du khách khi đến Hà Nội biết được thêm nhiều thông tin hơn về Đại lễ.
Đại sứ quán Nhật Bản sẽ tổ chức những sự kiện văn hóa nào nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 Thăng Long-Hà Nội?
Ngài Mitsuo Sakaba: Từ giờ tới cuối năm chúng tôi sẽ tổ chức rất nhiều các sự kiện văn hóa như: Hội chợ Fukuoka-Nhật Bản vào tháng 8; Trình diễn nghệ thuật cắm hoa Ikebana vào đầu tháng 9; Lễ hội tiếng Nhật vào tháng 10… Đặc biệt, trong tháng 11 và tháng 12 sẽ có nhiều chương trình hòa nhạc, liên hoan phim và triển lãm tranh, ảnh.
Các hoạt động giao lưu văn hóa này nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa Nhật Bản-Việt Nam.
Vậy ông đánh giá thế nào về sự kiện Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội của Việt Nam?
Ngài Mitsuo Sakaba: Theo chúng tôi, Việt Nam tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long là việc rất đáng mừng, rất vui.
Từ khoảng 5 năm trước đã có nhiều chuyên gia Nhật Bản sang Hà Nội để hợp tác bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long cũng như giới thiệu về hoạt động bảo tồn của các chuyên gia ở Nhật Bản.
Và, trong quá trình đề nghị UNESCO công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới thì các chuyên gia Nhật Bản cũng hết sức nỗ lực ủng hộ để UNESCO thông qua.
“Chiếc áo” di tích nay đã không còn…
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, đó là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm và thách thức cho Việt Nam trong việc bảo tồn. Xin ông chia sẻ những kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hóa ở đất nước ông?
Ngài Mitsuo Sakaba: Hiện nay, bên Nhật cũng đang là thời điểm kỷ niệm 1.300 năm cố đô Nara cổ kính [nằm cách thành phố Osaka về phía Nam khoảng 50km và được xây dựng vào năm 710 vào thời Nara, tức năm 710 đến 784 - PV].
Và, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo tồn cố đô Nara cũng đã sang Hà Nội để hợp tác bảo tồn Hoàng thành Thăng Long. Những kinh nghiệm ấy rất hữu ích với khu di tích này của các bạn, bởi vì cố đô Nara cũng có nhiều kiến trúc cổ làm bằng gỗ có niên đại hàng ngàn năm tuổi rồi.
Vậy ông có lời khuyên gì với những người làm công tác bảo tồn ở Việt Nam hiện nay?
Ngài Mitsuo Sakaba: Hiện nay, các chuyên gia lịch sử, chuyên gia khảo cổ học của Nhật Bản và Việt Nam đang thảo luận về cách bảo tồn các kiến trúc làm bằng gỗ. Phía Nhật Bản đã có nhiều kinh nghiệm bảo tồn các kiến trúc gỗ cổ bị thời gian bào mòn cũng như bị oxy hóa...
Cách mà các chuyên gia Nhật Bản sau khi phát hiện di tích làm là sẽ che lại bằng một lớp đất một lần nữa để bảo tồn kiến trúc gỗ này. Hiện nay, ở Việt Nam vẫn chưa có cách bảo tồn các di tích gỗ nên chuyên gia của cả hai nước vẫn đang thảo luận cách bảo tồn như thế nào cho tối ưu nhất.
Tôi cũng được biết rằng các chuyên gia Nhật Bản hiện đang chuyển giao công nghệ kỹ thuật nhằm giúp chuyên gia phía Việt Nam có thể làm rõ hơn niên đại của các di tích vì Hoàng thành Thăng Long là nơi chứa đựng nhiều di tích thời nhà Lý, Trần, Lê.
Tính đến thời điểm này có lẽ ông là vị Đại sứ đầu tiên in dấu chân lên hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, hơn nữa lại là người từng tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử, ông đánh giá thế nào về các di tích của đất nước chúng tôi?
Ngài Mitsuo Sakaba: Các di tích của Việt Nam gần như đã bị phá hủy hết hình dáng bên ngoài rồi, không còn rõ dấu tích niên đại và hơn nữa dữ liệu lịch sử về các di tích này cũng còn rất ít. Cho nên đến thời điểm này, quá trình phát hiện và bảo tồn khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long mặc dù có nhiều di vật nhưng vẫn không thể phục hồi được nguyên trạng toàn cảnh.
Với riêng trường hợp Việt Nam đặc biệt ở chỗ suốt chiều dài lịch sử đã có sự không đồng nhất ngôn ngữ viết, xưa là chữ Hán, Nôm [được dùng tới hết thế kỷ thứ 19 - PV] và sau này là chữ Quốc ngữ. Điều đó làm cho dòng lịch sử của Việt Nam “bị cắt” một lần do ngôn ngữ, gây khó khăn cho các chuyên gia lịch sử của Việt Nam khi phải đọc các dữ liệu lịch sử viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Trân trọng cảm ơn ông./.
Mai Anh (Vietnam+)