Nhậm chức từ tháng 2/2008, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba, một người tốt nghiệp đại học chuyên ngành lịch sử, không giấu giếm tham vọng được đặt chân đến tất cả các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.
Với chuyến công tác thăm sáu tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hồi đầu năm nay, ông đã trở thành vị đại sứ đầu tiên ở Việt Nam làm được điều này.
ODA không chỉ dành cho các dự án lớn
Lẽ dĩ nhiên, ngài đại sứ không chỉ đi khắp đất nước Việt Nam để du lịch. Nói đúng ra thì ngay cả khi đi du lịch, ông cũng cất công tìm gặp những người có trách nhiệm ở địa phương để tìm hiểu xem tỉnh thành ấy có thế mạnh và tiềm năng gì để có thể hợp tác với đối tác Nhật Bản và Chính phủ Nhật có thể hỗ trợ ra sao.
Rất có thể những chuyến đi của ông đã là một lý do quan trọng khiến dòng vốn viện trợ ODA rất lớn mà Nhật Bản dành cho Việt Nam không chỉ “chảy” vào các dự án hạ tầng giao thông khổng lồ, mà một phần đáng kể trong số này đã được dành cho các trạm xá, trường học, trạm cấp nước sạch... ở những vùng xa xôi, khó khăn.
“Khoảng cách phát triển giữa các tỉnh thành của các bạn còn rất lớn. Để giải quyết căn cơ vấn đề này cần phải tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm ở các tỉnh nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn, xây dựng trường học...,” ông Sakaba chia sẻ.
Khi được hỏi tại sao đích thân ông phải lặn lội tới dự lễ khánh thành từng công trình sử dụng vốn ODA Nhật Bản, kể cả những công trình có quy mô rất nhỏ, vị đại sứ thoáng chút trầm ngâm: “Từng đồng vốn ODA đều là tiền thuế của người dân Nhật Bản, họ có quyền được biết chắc chắn rằng chúng đang được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Và tôi đọc thấy sự xúc động chân thành của người dân ở những địa phương mà tôi đã đi qua. Họ nói thật cảm động khi thấy viện trợ của Nhật Bản đến tận những vùng sâu vùng xa như thế này và việc đích thân đại sứ đi dự từng lễ khánh thành cho thấy sự chu đáo của Đại sứ quán.”
Tình cảm nồng hậu
Đại sứ Sakaba nói một lý do khác khiến ông không thấy mệt mỏi sau những chuyến đi nhiều khi kéo dài 7-8 giờ liền trên những con đường hiểm trở chính là tình cảm nồng hậu của người dân Việt.
Ông kể, vào một ngày gần cuối năm 2009, ông có dịp đến thăm một ngôi làng nhỏ nằm giữa các dãy núi cao khoảng 2.000m thuộc tỉnh Yên Bái. Chương trình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em tại đây đang được tiến hành nhờ nguồn viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Vị đại sứ kiên nhẫn ngồi dự một lớp học nấu ăn nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em (lớp dành cho khoảng 10 bà mẹ trẻ là người dân tộc Thái).
Sau đó, ông đến thăm hai gia đình người Thái. Lúc về, cô giáo người Thái dẫn đường nói với ông “Chúng tôi rất cảm ơn viện trợ của Nhật Bản.”
Câu nói mộc mạc ấy đã khiến ông vui mãi trên đường trở về Hà Nội.
Một điều khác nữa khiến ông vừa vui vừa... bối rối là những sản vật địa phương được biếu trong những chuyến công tác.
Lần đi xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, ông được tặng "một núi quà” (gồm đồ mỹ nghệ và rượu dân tộc), nhưng trên đường ngược dòng để trở về thì động cơ thuyền bị hỏng, đoàn công tác phải gọi tàu "cứu viện."
Trước đó, để đến được nơi đây, ngài đại sứ đã phải đi xe hai cầu lên xuống đường núi qua những vách đá dựng đứng mất hai giờ, sau đó chuyển sang thuyền máy xuôi dòng sông uốn lượn thêm gần một giờ nữa.
Chẳng kịp nghỉ ngơi, ông tiếp tục lên đường tới dự lễ khánh thành một trường tiểu học ở xã Huy Hạ, huyện Phù Yên. Đây là xã của người H’Mông, và trong số 450 học sinh của trường thì chỉ có một em là người Kinh.
Sợ nhất “trăm phần trăm”
Dù từng được nếm trải cái nóng kinh hoàng trong một khách sạn ở vùng cao bị mất điện, hoặc thậm chí khốn đốn vì một món ăn lạ, nhưng hình như rắc rối lớn nhất đối với Đại sứ Mitsuo Sakaba lại là phải “trăm phần trăm” (ông phát âm tiếng Việt cụm từ này rất chuẩn).
Ông cười cười kể lại: “Tôi nhớ có lần về dự lễ khánh thành một công trình sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại tỉnh Ninh Bình. Do được mời mọc, nài ép 'trăm phần trăm,' nên tôi đã bị say. Tôi không nhớ nổi mình đã phát biểu như thế nào tại buổi lễ đó nữa. Sau đó, tôi lo lắng hỏi trợ lý của mình, anh ta nói mọi việc vẫn ổn thỏa. Nhưng tôi phải rút kinh nghiệm sâu sắc về chuyện này.”
Khi được hỏi về điều hấp dẫn ông nhất, vị đại sứ đáp nhanh: “Là sự đa dạng, độc đáo trong nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.”
Một phát hiện thú vị khác của ông là ngày càng có nhiều nhà hàng Nhật Bản ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ rằng người Nhật đến Việt Nam để du lịch và kinh doanh ngày càng nhiều nhưng cũng cho thấy ngày càng nhiều người Việt Nam, thậm chí cả gia đình Việt Nam, đã quen thuộc và yêu mến (và đủ tiền chi trả) cho những món ăn Nhật Bản - tươi sạch và được chế biến công phu, nhưng không hề rẻ.
Dường như điện ảnh Nhật Bản chưa làm được như vậy, vị đại sứ thẳng thắn thừa nhận. Cách đây khoảng 15 năm, một bộ phim Nhật Bản - phim "Oshin" - được công chiếu trên truyền hình Việt Nam đã gây được tiếng vang rất lớn. Nhưng từ đó đến nay chưa có một bộ phim nào của Nhật được công chúng Việt Nam nhớ đến như vậy nữa.
“Đó là điều đáng tiếc. Chính phủ Nhật Bản chưa có chính sách trợ giá cho những bộ phim trình chiếu ở nước ngoài, song tôi đang suy nghĩ rất nhiều về sức mạnh của điện ảnh khi nhận ra rằng những bộ phim tình cảm ướt át của Hàn Quốc có sức cuốn hút đến thế nào đối với phụ nữ trung niên Nhật Bản.” (cười).
"Có thể vội lên một tý được không?"
“Ở Việt Nam, thời gian dường như trôi đi rất chậm,” ngài đại sứ có lần “than thở.” Ấy là bởi vì ông rất không quen với việc nhận được giấy mời đến dự một sự kiện nào đó chỉ trước một hai ngày, trong khi lịch làm việc đã kín đặc cả tháng.
Dễ hiểu tại sao ông “sốt ruột thay” cho các doanh nghiệp Việt Nam: “Tôi luôn có suy nghĩ rằng với tư cách là một thành viên của ASEAN, liệu Việt Nam có thể xây dựng được một nền công nghiệp đủ sức cạnh tranh vào năm 2015 khi tự do hóa thương mại khu vực diễn ra hay không. Tình trạng yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ được nói đến từ hàng chục năm nay, thật tiếc là vẫn chưa đạt được những kết quả đáng kể.”
Chẳng biết có phải phần nào vì thế mà ông, một người thường tự hào khoe đã lên chức ông nội và hơn một lần cho rằng mình “tuổi đã cao,” không hề để phí thời gian, đang dành hết tâm sức để từng ngày vun tưới cho cái cây hữu nghị giữa hai nước Nhật-Việt thêm xanh tươi, bền vững./.
Với chuyến công tác thăm sáu tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hồi đầu năm nay, ông đã trở thành vị đại sứ đầu tiên ở Việt Nam làm được điều này.
ODA không chỉ dành cho các dự án lớn
Lẽ dĩ nhiên, ngài đại sứ không chỉ đi khắp đất nước Việt Nam để du lịch. Nói đúng ra thì ngay cả khi đi du lịch, ông cũng cất công tìm gặp những người có trách nhiệm ở địa phương để tìm hiểu xem tỉnh thành ấy có thế mạnh và tiềm năng gì để có thể hợp tác với đối tác Nhật Bản và Chính phủ Nhật có thể hỗ trợ ra sao.
Rất có thể những chuyến đi của ông đã là một lý do quan trọng khiến dòng vốn viện trợ ODA rất lớn mà Nhật Bản dành cho Việt Nam không chỉ “chảy” vào các dự án hạ tầng giao thông khổng lồ, mà một phần đáng kể trong số này đã được dành cho các trạm xá, trường học, trạm cấp nước sạch... ở những vùng xa xôi, khó khăn.
“Khoảng cách phát triển giữa các tỉnh thành của các bạn còn rất lớn. Để giải quyết căn cơ vấn đề này cần phải tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm ở các tỉnh nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn, xây dựng trường học...,” ông Sakaba chia sẻ.
Khi được hỏi tại sao đích thân ông phải lặn lội tới dự lễ khánh thành từng công trình sử dụng vốn ODA Nhật Bản, kể cả những công trình có quy mô rất nhỏ, vị đại sứ thoáng chút trầm ngâm: “Từng đồng vốn ODA đều là tiền thuế của người dân Nhật Bản, họ có quyền được biết chắc chắn rằng chúng đang được sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Và tôi đọc thấy sự xúc động chân thành của người dân ở những địa phương mà tôi đã đi qua. Họ nói thật cảm động khi thấy viện trợ của Nhật Bản đến tận những vùng sâu vùng xa như thế này và việc đích thân đại sứ đi dự từng lễ khánh thành cho thấy sự chu đáo của Đại sứ quán.”
Tình cảm nồng hậu
Đại sứ Sakaba nói một lý do khác khiến ông không thấy mệt mỏi sau những chuyến đi nhiều khi kéo dài 7-8 giờ liền trên những con đường hiểm trở chính là tình cảm nồng hậu của người dân Việt.
Ông kể, vào một ngày gần cuối năm 2009, ông có dịp đến thăm một ngôi làng nhỏ nằm giữa các dãy núi cao khoảng 2.000m thuộc tỉnh Yên Bái. Chương trình cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em tại đây đang được tiến hành nhờ nguồn viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Vị đại sứ kiên nhẫn ngồi dự một lớp học nấu ăn nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em (lớp dành cho khoảng 10 bà mẹ trẻ là người dân tộc Thái).
Sau đó, ông đến thăm hai gia đình người Thái. Lúc về, cô giáo người Thái dẫn đường nói với ông “Chúng tôi rất cảm ơn viện trợ của Nhật Bản.”
Câu nói mộc mạc ấy đã khiến ông vui mãi trên đường trở về Hà Nội.
Một điều khác nữa khiến ông vừa vui vừa... bối rối là những sản vật địa phương được biếu trong những chuyến công tác.
Lần đi xã Chim Vàn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, ông được tặng "một núi quà” (gồm đồ mỹ nghệ và rượu dân tộc), nhưng trên đường ngược dòng để trở về thì động cơ thuyền bị hỏng, đoàn công tác phải gọi tàu "cứu viện."
Trước đó, để đến được nơi đây, ngài đại sứ đã phải đi xe hai cầu lên xuống đường núi qua những vách đá dựng đứng mất hai giờ, sau đó chuyển sang thuyền máy xuôi dòng sông uốn lượn thêm gần một giờ nữa.
Chẳng kịp nghỉ ngơi, ông tiếp tục lên đường tới dự lễ khánh thành một trường tiểu học ở xã Huy Hạ, huyện Phù Yên. Đây là xã của người H’Mông, và trong số 450 học sinh của trường thì chỉ có một em là người Kinh.
Sợ nhất “trăm phần trăm”
Dù từng được nếm trải cái nóng kinh hoàng trong một khách sạn ở vùng cao bị mất điện, hoặc thậm chí khốn đốn vì một món ăn lạ, nhưng hình như rắc rối lớn nhất đối với Đại sứ Mitsuo Sakaba lại là phải “trăm phần trăm” (ông phát âm tiếng Việt cụm từ này rất chuẩn).
Ông cười cười kể lại: “Tôi nhớ có lần về dự lễ khánh thành một công trình sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại tỉnh Ninh Bình. Do được mời mọc, nài ép 'trăm phần trăm,' nên tôi đã bị say. Tôi không nhớ nổi mình đã phát biểu như thế nào tại buổi lễ đó nữa. Sau đó, tôi lo lắng hỏi trợ lý của mình, anh ta nói mọi việc vẫn ổn thỏa. Nhưng tôi phải rút kinh nghiệm sâu sắc về chuyện này.”
Khi được hỏi về điều hấp dẫn ông nhất, vị đại sứ đáp nhanh: “Là sự đa dạng, độc đáo trong nét văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.”
Một phát hiện thú vị khác của ông là ngày càng có nhiều nhà hàng Nhật Bản ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ rằng người Nhật đến Việt Nam để du lịch và kinh doanh ngày càng nhiều nhưng cũng cho thấy ngày càng nhiều người Việt Nam, thậm chí cả gia đình Việt Nam, đã quen thuộc và yêu mến (và đủ tiền chi trả) cho những món ăn Nhật Bản - tươi sạch và được chế biến công phu, nhưng không hề rẻ.
Dường như điện ảnh Nhật Bản chưa làm được như vậy, vị đại sứ thẳng thắn thừa nhận. Cách đây khoảng 15 năm, một bộ phim Nhật Bản - phim "Oshin" - được công chiếu trên truyền hình Việt Nam đã gây được tiếng vang rất lớn. Nhưng từ đó đến nay chưa có một bộ phim nào của Nhật được công chúng Việt Nam nhớ đến như vậy nữa.
“Đó là điều đáng tiếc. Chính phủ Nhật Bản chưa có chính sách trợ giá cho những bộ phim trình chiếu ở nước ngoài, song tôi đang suy nghĩ rất nhiều về sức mạnh của điện ảnh khi nhận ra rằng những bộ phim tình cảm ướt át của Hàn Quốc có sức cuốn hút đến thế nào đối với phụ nữ trung niên Nhật Bản.” (cười).
"Có thể vội lên một tý được không?"
“Ở Việt Nam, thời gian dường như trôi đi rất chậm,” ngài đại sứ có lần “than thở.” Ấy là bởi vì ông rất không quen với việc nhận được giấy mời đến dự một sự kiện nào đó chỉ trước một hai ngày, trong khi lịch làm việc đã kín đặc cả tháng.
Dễ hiểu tại sao ông “sốt ruột thay” cho các doanh nghiệp Việt Nam: “Tôi luôn có suy nghĩ rằng với tư cách là một thành viên của ASEAN, liệu Việt Nam có thể xây dựng được một nền công nghiệp đủ sức cạnh tranh vào năm 2015 khi tự do hóa thương mại khu vực diễn ra hay không. Tình trạng yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ được nói đến từ hàng chục năm nay, thật tiếc là vẫn chưa đạt được những kết quả đáng kể.”
Chẳng biết có phải phần nào vì thế mà ông, một người thường tự hào khoe đã lên chức ông nội và hơn một lần cho rằng mình “tuổi đã cao,” không hề để phí thời gian, đang dành hết tâm sức để từng ngày vun tưới cho cái cây hữu nghị giữa hai nước Nhật-Việt thêm xanh tươi, bền vững./.
Anh Thư (Vietnam+)