Đắk Lắk đã đạt bình quân 1,33 mã lực/ha canh tác (mức bình quân chung của cả nước là 1,16 mã lực/ha canh tác), đáp ứng được 60% nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là các loại cây công nghiệp dài ngày xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh như càphê, cao su, hồ tiêu và lúa, ngô.
Đắk Lắk hiện có hơn 86.140 máy động lực các loại (kèm theo hệ thống máy công tác), với tổng công suất trên 730.000ha mã lực phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khá cao.
Trong sản xuất càphê, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu cày, khai hoang, đào hố đạt 55%, tưới chủ động đạt 70%, vận chuyển đạt 85%, xay xát càphê tại các nông hộ đạt 40%. Đối với cây cao su, 100% các khâu khai hoang, đào hố, chăm sóc, vận chuyển đều sử dụng bằng máy, thu hoạch mủ mới đạt 10%. Cây tiêu, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu cày, khai hoang, đào hố đạt 60%, tưới chủ động đạt 75%, vận chuyển 90%, sấy khô tiêu quả đạt 15%.
Sản xuất lúa, ngô, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, gieo trồng đạt từ 66%-75%, thu hoạch, vận chuyển đạt 35%-90%, xay xát gạo bằng máy công suất nhỏ đạt 100%...
Đặc biệt, đồng bào các dân tộc Êđê, M’nông ở vùng sâu, vùng xa nay cũng đã đưa cơ giới vào làm đất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển... chấm dứt tình trạng canh tác lạc hậu “chọc lỗ tra hạt,” vận chuyển bằng gùi cõng như trước đây.
Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ lãi suất, vay vốn ưu đãi trên 121 tỷ đồng để các tập thể, hộ gia đình đồng bào các dân tộc mua máy móc, thiết bị, phấn đấu đến năm 2015 có thêm 202.121 mã lực và đạt 2 mã lực/ha canh tác./.
Đắk Lắk hiện có hơn 86.140 máy động lực các loại (kèm theo hệ thống máy công tác), với tổng công suất trên 730.000ha mã lực phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt khá cao.
Trong sản xuất càphê, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu cày, khai hoang, đào hố đạt 55%, tưới chủ động đạt 70%, vận chuyển đạt 85%, xay xát càphê tại các nông hộ đạt 40%. Đối với cây cao su, 100% các khâu khai hoang, đào hố, chăm sóc, vận chuyển đều sử dụng bằng máy, thu hoạch mủ mới đạt 10%. Cây tiêu, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu cày, khai hoang, đào hố đạt 60%, tưới chủ động đạt 75%, vận chuyển 90%, sấy khô tiêu quả đạt 15%.
Sản xuất lúa, ngô, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất, gieo trồng đạt từ 66%-75%, thu hoạch, vận chuyển đạt 35%-90%, xay xát gạo bằng máy công suất nhỏ đạt 100%...
Đặc biệt, đồng bào các dân tộc Êđê, M’nông ở vùng sâu, vùng xa nay cũng đã đưa cơ giới vào làm đất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển... chấm dứt tình trạng canh tác lạc hậu “chọc lỗ tra hạt,” vận chuyển bằng gùi cõng như trước đây.
Đắk Lắk đã có chính sách hỗ trợ lãi suất, vay vốn ưu đãi trên 121 tỷ đồng để các tập thể, hộ gia đình đồng bào các dân tộc mua máy móc, thiết bị, phấn đấu đến năm 2015 có thêm 202.121 mã lực và đạt 2 mã lực/ha canh tác./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)