Vụ thu hoạch bơ năm nay, các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất phấn khởi vì trúng mùa, được giá. Theo các nhà vườn, hiện nay, bơ quả loại 1 bán tại vườn có giá từ 22.000 đến 23.500 đồng/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với vụ bơ chính vụ năm ngoái.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có diện tích bơ tăng lên trên 4.200ha, dự kiến cho sản lượng vụ này đạt trên 300.000 tấn bơ quả. Diện tích bơ này tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư M’Gar, Ea H’leo, Cư Kuin, Krông Pắk, thị xã Buôn Hồ...
Nhiều hộ gia đình đã đưa cây bơ ghép vào trồng xen trong các vườn càphê hoặc trồng thành các hàng tạo cây che bóng, chắn gió cho càphê không những góp phần cải tạo môi trường sinh thái cho, giảm số lần tưới nước cho vườn càphê mà còn tăng thêm thu nhập trên từng đơn vị diện tích.
Gia đình anh Nguyễn Văn Hiệu ở thôn Hiệp Nhất, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’Gar) năm 2007 trồng 50 cây bơ ghép trong 5 sào càphê kinh doanh.
Sau ba năm, diện tích bơ trồng xen này cho thu hoạch, mỗi năm cho thu nhập thêm từ 50 triệu đồng trở lên, trong khi đó, năng suất càphê vẫn không thay đổi (bình quân 3 tấn càphê nhân/ha).
Gia đình anh Y Khốc Niê ở buôn Mấp, thị trấn Ea Pốk cũng trồng xen 20 cây bơ sáp trong vườn càphê. Vụ này cho thu hoạch bình quân đạt 3 tạ quả/cây. Với thời giá như hiện nay, anh thu nhập thêm từ bơ trồng xen trong vườn càphê cũng được thêm 40 triệu đồng.
Các hộ gia đình trồng xen bơ trong vườn càphê cho biết, trồng bơ xen trong vườn càphê đầu tư ít, không tốn nhiều công lao động, đến mùa thu hoạch, tư thương về tận vườn thu mua...
Tuy nhiên, việc phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều tự phát.
Tỉnh cần sớm quy hoạch, có kế hoạch phát triển cây bơ, sớm đưa cây bơ trở thành cây ăn quả hàng hoá, đồng thời, có chính sách, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... để phát triển cây bơ ăn quả bền vững góp phần tăng thêm thu nhập cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn./.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có diện tích bơ tăng lên trên 4.200ha, dự kiến cho sản lượng vụ này đạt trên 300.000 tấn bơ quả. Diện tích bơ này tập trung nhiều nhất ở các huyện Cư M’Gar, Ea H’leo, Cư Kuin, Krông Pắk, thị xã Buôn Hồ...
Nhiều hộ gia đình đã đưa cây bơ ghép vào trồng xen trong các vườn càphê hoặc trồng thành các hàng tạo cây che bóng, chắn gió cho càphê không những góp phần cải tạo môi trường sinh thái cho, giảm số lần tưới nước cho vườn càphê mà còn tăng thêm thu nhập trên từng đơn vị diện tích.
Gia đình anh Nguyễn Văn Hiệu ở thôn Hiệp Nhất, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’Gar) năm 2007 trồng 50 cây bơ ghép trong 5 sào càphê kinh doanh.
Sau ba năm, diện tích bơ trồng xen này cho thu hoạch, mỗi năm cho thu nhập thêm từ 50 triệu đồng trở lên, trong khi đó, năng suất càphê vẫn không thay đổi (bình quân 3 tấn càphê nhân/ha).
Gia đình anh Y Khốc Niê ở buôn Mấp, thị trấn Ea Pốk cũng trồng xen 20 cây bơ sáp trong vườn càphê. Vụ này cho thu hoạch bình quân đạt 3 tạ quả/cây. Với thời giá như hiện nay, anh thu nhập thêm từ bơ trồng xen trong vườn càphê cũng được thêm 40 triệu đồng.
Các hộ gia đình trồng xen bơ trong vườn càphê cho biết, trồng bơ xen trong vườn càphê đầu tư ít, không tốn nhiều công lao động, đến mùa thu hoạch, tư thương về tận vườn thu mua...
Tuy nhiên, việc phát triển cây bơ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều tự phát.
Tỉnh cần sớm quy hoạch, có kế hoạch phát triển cây bơ, sớm đưa cây bơ trở thành cây ăn quả hàng hoá, đồng thời, có chính sách, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản... để phát triển cây bơ ăn quả bền vững góp phần tăng thêm thu nhập cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn./.
Quang Huy (TTXVN)