Ngày 18/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã chủ trì cuộc họp để nghe ý kiến đóng góp của tổ chuyên gia và kiểm tra các điều kiện đảm bảo trước khi thông xe toàn tuyến Đại lộ Đông Tây vào ngày 20/11 tới theo đề xuất của Ban quản lý dự án.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định Đại lộ Đông Tây là công trình trọng điểm cấp quốc gia nên được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo rất sát sao. Đối với các công trình mang ý nghĩa xã hội quan trọng như dự án này, chất lượng phải là yếu tố quan trọng hàng đầu khi nghiệm thu. Các tồn tại vẫn phải tiếp tục giải quyết trong thời gian tới, nhưng trước mắt có thể tiến hành nghiệm thu cở sở gói thầu số 1.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chuyên gia phải có kết luận báo cáo với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về việc chấp thuận thông xe kỹ thuật toàn tuyến Đại lộ Đông Tây; trước khi thông xe phải tổ chức cho các xe chạy thử, đặc biệt là chú trọng hệ thống biển báo, phân luồng giao thông… nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn kỹ thuật.
Dự án Đại lộ Đông Tây dài 21,89km, với tổng mức đầu tư 660,7 triệu USD, trong đó vốn vay ODA Nhật Bản chiếm 64,82% và số còn lại là vốn đối ứng ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến Đại lộ Đông Tây đi qua địa bàn 8 quận/huyện với điểm đầu là nút giao Tân Kiên (huyện Bình Chánh) và điểm cuối là nút giao Cát Lái (quận 2).
Trên toàn tuyến có 10 cầu xây mới, cải tạo 3 cầu hiện hữu, xây 12 cầu bộ hành và thi công gần 1,5 km đường hầm vượt sông Sài Gòn với thời gian triển khai thực hiện từ năm 2005-2011. Dự án nhằm tạo nên một trục giao thông liên hoàn giữa hai chiều Đông Tây của thành phố, rút ngắn thời gian và khoảng cách kết nối trung tâm cũ với trung tâm mới.
Ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, gói thầu số 1 đã hoàn thành khoảng 98% khối lượng công việc và đề xuất được nghệm thu cơ sở trước 5/11. Hiện gói thầu số 2 cũng đã đạt 95% khối lượng và gói số 3 đạt khoảng 75%.
Để đạt mục tiêu dự kiến thông xe vào ngày 20/11, cùng với việc đảm bảo tiến độ công trình, chuẩn bị hồ sơ phục vụ nghiệm thu…, Ban quản lý dự án sẽ thành lập Trung tâm quản lý vận hành đường hầm vượt sông Sài Gòn; đồng thời phê duyệt quy trình tạm thời quản lý, vận hành đường hầm, xây dựng và công bố phương án tổ chức giao thông qua hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây cũng như phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn-cứu hộ, tuyên truyền hướng dẫn lưu thông cho người dân.
Đại diện tổ chuyên gia cho biết đã cùng các bên kiểm tra hiện trường toàn bộ dự án Đại lộ Đông Tây từ nút Bình Chánh đến nút Cát Lái bao gồm cả hầm dìm Thủ Thiêm, trong đó có 12 hạng mục quan trọng.
Theo tổ chuyên gia, các kết cấu cầu, hầm, tường chắn đều đảm bảo an toàn chịu lực. Về phần chống thấm, tuy trong hầm đã khô ráo ở phần xe chạy nhưng vẫn chưa loại bỏ được nguy cơ thấm sẽ tiếp tục xuất hiện trong quá trình khai thác lâu dài sau này vì sửa chữa tiến hành từ phía trong ra sẽ chỉ có tác dụng hạn chế ở độ sâu nhất định gần bề mặt trong hầm. Do đó, tổ chuyên gia đề nghị cần theo dõi thường xuyên và có giải pháp dự phòng xử lý thấm; cần có đơn vị chuyên nghiệp về xử lý thấm để xử lý kịp thời khi phát hiện các vết thấm mới.
Tổ chuyên gia cũng đề nghị cân nhắc việc sơn bề mặt đáy bản nắp hầm vì có thể gây khó cho công tác theo dõi vết nứt đã vá, sửa ở nắp hầm. Tuy việc xử lý thấm thực hiện khá triệt để, lún lệch đã ngừng nhưng công trình vẫn cần tiếp tục theo dõi tiếp trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Mạnh Hà bày tỏ quyết tâm của thành phố để đạt mục tiêu dự kiến là thông xe vào ngày 20/11. Hiện nay, thành phố đang chỉ đạo Ban quản lý dự án nhanh chóng hoàn tất các phần việc cuối cùng và đề xuất Hội đồng nghiệm thu Nhà nước xem xét các hồ sơ để sớm nghiệm thu công trình trong thời gia tới./.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định Đại lộ Đông Tây là công trình trọng điểm cấp quốc gia nên được Chính phủ và các bộ, ngành liên quan chỉ đạo rất sát sao. Đối với các công trình mang ý nghĩa xã hội quan trọng như dự án này, chất lượng phải là yếu tố quan trọng hàng đầu khi nghiệm thu. Các tồn tại vẫn phải tiếp tục giải quyết trong thời gian tới, nhưng trước mắt có thể tiến hành nghiệm thu cở sở gói thầu số 1.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu tổ chuyên gia phải có kết luận báo cáo với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước về việc chấp thuận thông xe kỹ thuật toàn tuyến Đại lộ Đông Tây; trước khi thông xe phải tổ chức cho các xe chạy thử, đặc biệt là chú trọng hệ thống biển báo, phân luồng giao thông… nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn kỹ thuật.
Dự án Đại lộ Đông Tây dài 21,89km, với tổng mức đầu tư 660,7 triệu USD, trong đó vốn vay ODA Nhật Bản chiếm 64,82% và số còn lại là vốn đối ứng ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến Đại lộ Đông Tây đi qua địa bàn 8 quận/huyện với điểm đầu là nút giao Tân Kiên (huyện Bình Chánh) và điểm cuối là nút giao Cát Lái (quận 2).
Trên toàn tuyến có 10 cầu xây mới, cải tạo 3 cầu hiện hữu, xây 12 cầu bộ hành và thi công gần 1,5 km đường hầm vượt sông Sài Gòn với thời gian triển khai thực hiện từ năm 2005-2011. Dự án nhằm tạo nên một trục giao thông liên hoàn giữa hai chiều Đông Tây của thành phố, rút ngắn thời gian và khoảng cách kết nối trung tâm cũ với trung tâm mới.
Ông Lương Minh Phúc, Trưởng Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình Giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, gói thầu số 1 đã hoàn thành khoảng 98% khối lượng công việc và đề xuất được nghệm thu cơ sở trước 5/11. Hiện gói thầu số 2 cũng đã đạt 95% khối lượng và gói số 3 đạt khoảng 75%.
Để đạt mục tiêu dự kiến thông xe vào ngày 20/11, cùng với việc đảm bảo tiến độ công trình, chuẩn bị hồ sơ phục vụ nghiệm thu…, Ban quản lý dự án sẽ thành lập Trung tâm quản lý vận hành đường hầm vượt sông Sài Gòn; đồng thời phê duyệt quy trình tạm thời quản lý, vận hành đường hầm, xây dựng và công bố phương án tổ chức giao thông qua hầm Thủ Thiêm và toàn tuyến Đại lộ Đông Tây cũng như phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn-cứu hộ, tuyên truyền hướng dẫn lưu thông cho người dân.
Đại diện tổ chuyên gia cho biết đã cùng các bên kiểm tra hiện trường toàn bộ dự án Đại lộ Đông Tây từ nút Bình Chánh đến nút Cát Lái bao gồm cả hầm dìm Thủ Thiêm, trong đó có 12 hạng mục quan trọng.
Theo tổ chuyên gia, các kết cấu cầu, hầm, tường chắn đều đảm bảo an toàn chịu lực. Về phần chống thấm, tuy trong hầm đã khô ráo ở phần xe chạy nhưng vẫn chưa loại bỏ được nguy cơ thấm sẽ tiếp tục xuất hiện trong quá trình khai thác lâu dài sau này vì sửa chữa tiến hành từ phía trong ra sẽ chỉ có tác dụng hạn chế ở độ sâu nhất định gần bề mặt trong hầm. Do đó, tổ chuyên gia đề nghị cần theo dõi thường xuyên và có giải pháp dự phòng xử lý thấm; cần có đơn vị chuyên nghiệp về xử lý thấm để xử lý kịp thời khi phát hiện các vết thấm mới.
Tổ chuyên gia cũng đề nghị cân nhắc việc sơn bề mặt đáy bản nắp hầm vì có thể gây khó cho công tác theo dõi vết nứt đã vá, sửa ở nắp hầm. Tuy việc xử lý thấm thực hiện khá triệt để, lún lệch đã ngừng nhưng công trình vẫn cần tiếp tục theo dõi tiếp trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Lê Mạnh Hà bày tỏ quyết tâm của thành phố để đạt mục tiêu dự kiến là thông xe vào ngày 20/11. Hiện nay, thành phố đang chỉ đạo Ban quản lý dự án nhanh chóng hoàn tất các phần việc cuối cùng và đề xuất Hội đồng nghiệm thu Nhà nước xem xét các hồ sơ để sớm nghiệm thu công trình trong thời gia tới./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)