Chiều 21/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh và Đại sứ Vương quốc Đan Mạch Jonh Nielsen đã ký Hiệp định hợp tác phát triển Việt Nam-Đan Mạch về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2011-2013 (Chương trình BSPS PS).
Việc ký kết hiệp định này là căn cứ pháp lý để Chính phủ Việt Nam tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đan Mạch với tổng giá trị 123 triệu cuaron Đan Mạch (tương đương 23 triệu USD) dành cho Chương trình BSPS PS.
Với mục tiêu "Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam hướng vào tăng trưởng, xuất khẩu và tạo việc làm" phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Chương trình BSPS PS sẽ tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt.
Hỗ trợ của Chương trình BSPS PS bao gồm đẩy mạnh sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (hợp phần 1); hỗ trợ các biện pháp củng cố hệ thống quốc gia về vệ sinh an toàn lao động (hợp phần 2) và nâng cao sự hiểu biết về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua những nghiên cứu kinh tế (hợp phần 3).
Trên cơ sở những thành tựu và kinh nghiệm đạt được từ hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch dành cho khu vực doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010, hoạt động hỗ trợ của Đan Mạch trong ba năm tới đối với khu vực này sẽ tuân thủ theo nguyên tắc "tinh giản cơ cấu thực hiện Chương trình BSPS PS; tuân thủ cấu trúc quốc gia và duy trì tính bền vững" nhằm cải thiện chất lượng sản xuất, duy trì được tính cạnh tranh toàn cầu, đồng thời, đảm bảo cuộc sống cho người nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thập kỷ tới.
Trong khuôn khổ Chương trình BSPS PS, Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) được chọn là những đối tác chính để tiếp tục duy trì, phát huy những kết quả đã đạt được trong quá trình hợp tác với Đan Mạch hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp Việt Nam gia đoạn 2005-2010.
Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Vương quốc Đan Mạch Jonh Nielsen cho biết, việc ký kết Hiệp định hợp tác Phát triển Việt Nam-Đan Mạch về Chương trình BSPS PS góp phần quan trọng, giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới./.
Việc ký kết hiệp định này là căn cứ pháp lý để Chính phủ Việt Nam tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Đan Mạch với tổng giá trị 123 triệu cuaron Đan Mạch (tương đương 23 triệu USD) dành cho Chương trình BSPS PS.
Với mục tiêu "Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam hướng vào tăng trưởng, xuất khẩu và tạo việc làm" phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Chương trình BSPS PS sẽ tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó khu vực tư nhân đóng vai trò then chốt.
Hỗ trợ của Chương trình BSPS PS bao gồm đẩy mạnh sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (hợp phần 1); hỗ trợ các biện pháp củng cố hệ thống quốc gia về vệ sinh an toàn lao động (hợp phần 2) và nâng cao sự hiểu biết về khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua những nghiên cứu kinh tế (hợp phần 3).
Trên cơ sở những thành tựu và kinh nghiệm đạt được từ hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch dành cho khu vực doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010, hoạt động hỗ trợ của Đan Mạch trong ba năm tới đối với khu vực này sẽ tuân thủ theo nguyên tắc "tinh giản cơ cấu thực hiện Chương trình BSPS PS; tuân thủ cấu trúc quốc gia và duy trì tính bền vững" nhằm cải thiện chất lượng sản xuất, duy trì được tính cạnh tranh toàn cầu, đồng thời, đảm bảo cuộc sống cho người nghèo trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thập kỷ tới.
Trong khuôn khổ Chương trình BSPS PS, Bộ lao động-Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) được chọn là những đối tác chính để tiếp tục duy trì, phát huy những kết quả đã đạt được trong quá trình hợp tác với Đan Mạch hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp Việt Nam gia đoạn 2005-2010.
Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Vương quốc Đan Mạch Jonh Nielsen cho biết, việc ký kết Hiệp định hợp tác Phát triển Việt Nam-Đan Mạch về Chương trình BSPS PS góp phần quan trọng, giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế sau khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)