Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay, do giá càphê, hồ tiêu tăng cao nên nhiều hộ dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã ồ ạt mở rộng diện tích trồng càphê, hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch.
Chỉ riêng mùa mưa năm nay, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới thêm hàng chục ngàn hécta càphê, hồ tiêu, đưa tổng diện tích càphê toàn vùng tăng lên trên 498.365ha, tăng trên 16.000ha; và diện tích tiêu tăng lên gần 20.000ha, tăng 4.000ha so với năm 2010. Các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng tăng nhanh diện tích càphê và tỉnh Đắk Nông tăng nhanh diện tích cây hồ tiêu nhất.
Trong khi đó, theo quy hoạch của ngành càphê Việt Nam, để phát triển càphê bền vững, đến năm 2015, các tỉnh Tây Nguyên, diện tích càphê giảm xuống còn 470.000ha và đến năm 2020 tiếp tục giảm chỉ còn 459.500ha.
Toàn bộ diện tích càphê này đều ổn định trong vùng sinh thái thuận lợi, với việc đầu tư thâm canh đồng bộ để đạt sản lượng gần 1 triệu tấn càphê nhân chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, chiếm 90% sản lượng càphê của cả nước. Các tỉnh Tây Nguyên cũng được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển ngành càphê của Việt Nam.
Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển càphê bền vững trong thời kỳ mới, với định hướng phát triển càphê phải theo tiêu chí của thương hiệu “càphê Buôn Ma Thuột,” ổn định về năng suất, sản lượng, chất lượng, gắn chặt giữa phát triển kinh tế với xã hội, văn hóa, du lịch và môi trường.
Đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk tuy bị giảm diện tích xuống chỉ còn 170.000ha trong vùng sinh thái thích hợp, nhưng vẫn đạt sản lượng từ 400.000 tấn càphê nhân một năm trở lên. Tỉnh cũng kiên quyết chuyển đổi, thay thế cây trồng khác đối với những khu vực trồng càphê không đủ nước tưới, có độ dốc trên 15 độ, sản xuất kém hiệu quả.
Song bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, các địa phương ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn để các hộ dân tự ý phát triển càphê, hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch, nhất là đưa vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, không chủ động được nguồn nước. Thậm chí, nhiều vùng, người dân còn phá rừng tự nhiên chuyển đất gò đồi, sỏi đá vào trồng càphê.
Ngay tại huyện Cư Jút (Đắk Nông); Ma Đ’Rắk, Ea Súp (Đắk Lắk) có tầng đất mỏng, đất sỏi đá, đất pha cát dễ bị ngập úng không thích hợp với cây càphê nhưng người dân các dân tộc vẫn chạy theo phong trào phát triển cây càphê ồ ạt.
Trước đây cây càphê ở Đắk Lắk chỉ tập trung ở các huyện có đất bazan màu mỡ nhưng nay 100% huyện, thành phố đều có cây càphê. Cũng theo quy hoạch, đến năm 2015, tỉnh ổn định diện tích cây hồ tiêu 4.900ha ở những chân đất thích hợp nhưng đã tăng lên trên 6.000ha.
Cũng do chạy theo phong trào tự phát này, nhiều hộ ở các tỉnh Tây Nguyên đã sử dụng các giống càphê, hồ tiêu không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn, nhiễm bệnh đưa vào trồng gây dịch bệnh tràn lan cho các vùng càphê, hồ tiêu. Thực tế, nhiều vùng càphê, hồ tiêu của các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk bị nhiễm bệnh chết hàng ngàn ha.
Mặt khác, mùa khô năm vừa qua, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã có hàng chục ngàn hécta càphê trồng ngoài vùng quy hoạch đã bị chết khô, hoặc sống lay lắt ảnh hưởng đến nhiều niên vụ sau, gây thiệt hại lớn cho nông dân./.
Chỉ riêng mùa mưa năm nay, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới thêm hàng chục ngàn hécta càphê, hồ tiêu, đưa tổng diện tích càphê toàn vùng tăng lên trên 498.365ha, tăng trên 16.000ha; và diện tích tiêu tăng lên gần 20.000ha, tăng 4.000ha so với năm 2010. Các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng tăng nhanh diện tích càphê và tỉnh Đắk Nông tăng nhanh diện tích cây hồ tiêu nhất.
Trong khi đó, theo quy hoạch của ngành càphê Việt Nam, để phát triển càphê bền vững, đến năm 2015, các tỉnh Tây Nguyên, diện tích càphê giảm xuống còn 470.000ha và đến năm 2020 tiếp tục giảm chỉ còn 459.500ha.
Toàn bộ diện tích càphê này đều ổn định trong vùng sinh thái thuận lợi, với việc đầu tư thâm canh đồng bộ để đạt sản lượng gần 1 triệu tấn càphê nhân chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, chiếm 90% sản lượng càphê của cả nước. Các tỉnh Tây Nguyên cũng được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển ngành càphê của Việt Nam.
Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển càphê bền vững trong thời kỳ mới, với định hướng phát triển càphê phải theo tiêu chí của thương hiệu “càphê Buôn Ma Thuột,” ổn định về năng suất, sản lượng, chất lượng, gắn chặt giữa phát triển kinh tế với xã hội, văn hóa, du lịch và môi trường.
Đến năm 2015, tỉnh Đắk Lắk tuy bị giảm diện tích xuống chỉ còn 170.000ha trong vùng sinh thái thích hợp, nhưng vẫn đạt sản lượng từ 400.000 tấn càphê nhân một năm trở lên. Tỉnh cũng kiên quyết chuyển đổi, thay thế cây trồng khác đối với những khu vực trồng càphê không đủ nước tưới, có độ dốc trên 15 độ, sản xuất kém hiệu quả.
Song bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, các địa phương ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn để các hộ dân tự ý phát triển càphê, hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch, nhất là đưa vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, không chủ động được nguồn nước. Thậm chí, nhiều vùng, người dân còn phá rừng tự nhiên chuyển đất gò đồi, sỏi đá vào trồng càphê.
Ngay tại huyện Cư Jút (Đắk Nông); Ma Đ’Rắk, Ea Súp (Đắk Lắk) có tầng đất mỏng, đất sỏi đá, đất pha cát dễ bị ngập úng không thích hợp với cây càphê nhưng người dân các dân tộc vẫn chạy theo phong trào phát triển cây càphê ồ ạt.
Trước đây cây càphê ở Đắk Lắk chỉ tập trung ở các huyện có đất bazan màu mỡ nhưng nay 100% huyện, thành phố đều có cây càphê. Cũng theo quy hoạch, đến năm 2015, tỉnh ổn định diện tích cây hồ tiêu 4.900ha ở những chân đất thích hợp nhưng đã tăng lên trên 6.000ha.
Cũng do chạy theo phong trào tự phát này, nhiều hộ ở các tỉnh Tây Nguyên đã sử dụng các giống càphê, hồ tiêu không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn, nhiễm bệnh đưa vào trồng gây dịch bệnh tràn lan cho các vùng càphê, hồ tiêu. Thực tế, nhiều vùng càphê, hồ tiêu của các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk bị nhiễm bệnh chết hàng ngàn ha.
Mặt khác, mùa khô năm vừa qua, các tỉnh Tây Nguyên cũng đã có hàng chục ngàn hécta càphê trồng ngoài vùng quy hoạch đã bị chết khô, hoặc sống lay lắt ảnh hưởng đến nhiều niên vụ sau, gây thiệt hại lớn cho nông dân./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)